B. Hoạt động thực hành - Bài 12A: Hương sắc rừng xanh

Giải bài 12A: Hương sắc rừng xanh phần hoạt động thực hành trang 122, 123, 124 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

           Thành phố môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

a) Chọn từ ngữ trong ngoặc phù hợp với nội dung mỗi ảnh

(khu dân cư, danh lam thắng cảnh, khu sản xuất, di tích lịch sử, khu bảo tồn thiên nhiên)

b) Mỗi từ ở cột A ứng với nghĩa nào ở cột B?


Vi sinh vật: sinh vật rất nhỏ bé, thường phải dùng kính hiển vi mới nhìn thấy được.

Gợi ý:

Một bạn chỉ vào tranh (hoặc đọc số thứ tự của tranh) – một bạn đọc từ ngữ tương ứng với nội dung tranh.

M: Tranh 4 – khu dân cư

Trả lời:

a)

Tranh 1 – khu bảo tồn thiên nhiên

Tranh 2 – khu dân cư

Tranh 3 – khu sản xuất

Tranh 4 – khu sản xuất

Tranh 5 – di tích lịch sử

Tranh 6 – danh lam thắng cảnh

b)




Câu 2

a) Ghép một tiếng trong ô màu xanh và trước hoặc sau tiếng bảo trong ô màu vàng để tạo thành từ phức. (bảo: giữ, chịu trách nhiệm)


b) Đặt câu với một từ vừa tìm được

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

a) Những tiếng có thể ghép được với tiếng Bảo để tạo thành từ phức đó là: Đảm bảo, bảo toàn, bảo hiểm, bảo tồn, bảo quản, bảo trợ, bảo tàng, bảo vệ, bảo đảm

b) Đặt câu:

- Hàng này có bảo đảm chất lượng rồi, đừng lo!

- Tôi đảm bảo với anh những điều tôi nói là đúng sự thật.

- Tuy chưa giành được chiến thắng nhưng trận chiến vừa rồi chúng ta đã bảo toàn được quân số.

- Mỗi học sinh đều được nhà trường mua bảo hiểm để bảo vệ chính mình.

- Rừng quốc gia là nơi bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm.

- Mặt hàng này cần được bảo quản ở nơi khô thoáng.

- Bác em được bầu làm chủ tịch quỹ bảo trợ trẻ em nghèo vượt khó.

- Nhà trường tổ chức cho chúng em tham quan viện bảo tàng.

- Bảo vệ toà nhà này làm việc rất chuyên nghiệp.


Câu 3

Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó, sao cho nội dung câu không thay đổi:

Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.

Gợi ý:

Từ bảo vệ trong câu này có nghĩa là chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm để giữ cho được nguyên vẹn.

Trả lời:

Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp


Câu 4

a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở: Mùa thảo quả (tSự sống đến hắt lên từ dưới đáy rừng)

Viết đúng: sự sống, nảy, lặng lẽ, mây rây bụi, đáy rừng, bỗng rực lên, lửa hắt lên,…

b) Đổi bài với bạn để giúp nhau sửa lỗi.

 

        Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.


Câu 5

Tìm từ ngữ chứa tiếng ở mỗi cột dọc trong bảng (chọn bảng a hoặc b)

- Mỗi bạn viết vào giấy nháp một từ ngữ.

- Cả nhóm lập danh sách các từ ngữ đã tìm được.

- Cả lớp bình chọn nhóm tìm được nhiều từ ngữ nhất.

a)

Sổ

Su

Sứ

Xổ

Xu

Xứ

M: bát sứ / xứ sở

b)

Bát

Mắt

Tất

Mứt

Bác

Mắc

Tấc

Mức

M: bát cơm / chú bác

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

a)

Sổ: Cửa sổ, sổ sách, sổ mũi,…

Sơ: Sơ sài, sơ mi, sơ đồ,…

Su: Su hào, su su, cao su,…

Sứ: Đại sứ, sứ giả, sứ mệnh, sành sứ,..

Xổ: Xổ số, xổ tung, xổ lồng,..

Xơ: Xơ xác, xơ mướp, xơ mít

Xu: Đồng xu, xu hướng, xu nịnh,…

Xứ: Xứ sở, tứ xứ, biệt xứ,…

 

b)

Bát: Bát ngát, bát cơm, bát đũa,…

Mắt: Đôi mắt, mắt kính, mắt lưới,…

Tất: Đôi tất, tất nhiên, tất cả,…

Mứt: Mứt tết, mứt táo, mứt bí,…

Bác: Bác học, phản bác, chú bác,..

Mắc: Mắc bệnh, mắc nợ, mắc màn,…

Tấc: Tấc đất, tấc vải, gang tấc,…

Mức: Mức độ, định mức, hạn mức,..


Câu 6

Làm bài tập sau

(Chọn a hoặc b theo hướng dẫn)

a) Đặt tên cho mỗi nhóm từ sau

- sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán

- sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi

Nếu thay âm s của những tiếng trên bằng âm x thì sẽ tạo thành những tiếng nào có nghĩa?

b) Tìm các từ láy theo những cặp vần sau:

an – at / ang – ac, ôn – ôt / ông – ôc, un – ut / ung – uc

Gợi ý:

(1) man mát, khang khác

(2) sồn sột, (lăn) lông lốc

(3) vun vút, (tròn) trùng trục

Trả lời:

a)

- Đặt tên:

+ Tên các con vật: sóc, sói, sẻ, sáo, sít, sên, sam, sò, sứa, sán

+  Tên các loài cây: sả, si, sung, sen, sim, sâm, sắn, sấu, sậy, sồi

- Nếu thay âm s của những tiếng trên bằng âm x thì sẽ tạo hành những tiếng có nghĩa:

+ sóc -> xóc: đòn xóc, xóc đồng xu,…

+ sói -> xói: xói mòn, xói lở,…

+ sẻ -> xẻ: xẻ núi, xẻ gỗ,…

+ sáo -> xáo: xáo trộn,…

+ sít -> xít: ngồi xít vào nhau,…

+ sam -> xam: ăn xam,…

+ sán -> xán: xán lại gần,…

 

+ sả -> xả: xả thân,…

+ si -> xi: xi măng, xi đánh giầy,…

+ sen -> xen: xen kẽ, đan xen,…

+ sâm -> xâm: xâm chiếm, xâm nhập,…

+ sắn -> xắn: xắn tay,..

+ sấu -> xấu: xấu xí, xấu xa,…

 

b) Tìm các từ láy theo những cặp vần sau:

an-at: Man mát, ngan ngát, sàn sạt, chan chát

ôn-ôt: sồn sột, tôn tốt, mồn một

un-út: cun cút, vun vút, chun chút, ngùn ngụt

ang-ac: Khang khác, nhang nhác, bàng bạc

ông-ốc: xồng xộc, công cốc, cồng cộc

ung-uc: sùng sục, khùng khục, cung cúc, nhung nhúc, trùng trục