B. Hoạt động thực hành - Bài 12 : Giây, thế kỉ
Giải bài 12 : Giây, thế kỉ phần hoạt động thực hành trang 32 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
Phương pháp :
Dựa vào các cách chuyển đổi :
1 giờ = 60 phút 1 ngày = 24 giờ
1 phút = 60 giây 1 thế kỉ = 100 năm
Cách giải :
Câu 2
Ghi các câu trả lời vào vở :
a) Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) sinh năm 226; bà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô năm 248. Hỏi bà Triệu sinh vào thế kỉ nào ? Khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa bà bao nhiêu tuổi ?
b) Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm 1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh năm nào ? Thuộc thế kỉ nào ?
c) Bác Hồ sinh năm 1890. Như vậy Bác Hồ sinh vào thế kỉ nào ?
Phương pháp :
Dựa vào cách xác định năm thuộc thế kỉ :
- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất (thế kỉ I).
- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai (thế kỉ II).
.........
- Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi (thế kỉ XX).
- Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).
Cách giải :
a) Bà Triệu sinh vào thế kỉ III.
Khi lãnh đạo cuộc khởi nghĩa bà Triệu có số tuổi là :
248 – 226 = 22 (tuổi)
b) Nguyễn Trãi sinh vào năm :
1980 – 600 = 1380
Năm 1380 thuộc thế kỉ XIV.
c) Bác Hồ sinh vào thế kỉ XIX.
Câu 3
Cho biết: Năm nhuận là năm mà tháng 2 có 29 ngày, các năm không nhuận thì tháng 2 chỉ có 28 ngày, cứ 4 năm thì có một năm nhuận.
a) Nêu tên các tháng có: 30 ngày, 31 ngày, 28 hoặc 29 ngày trong năm.
b) Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Năm không nhuận có bao nhiêu ngày?
c) Kể tên các năm nhuận từ năm 2001 đến nay, biết năm 2000 là năm nhuận.
Phương pháp :
Nhớ lại cách xem lịch đã học ở lớp 3 để trả lời các câu hỏi.
Cách giải :
a) Tháng có 30 ngày là : tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
Tháng có 31 ngày là : tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
Tháng có 28 hoặc 29 ngày là : tháng 2.
b) Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày.
c) Từ năm 2001 đến nay có các năm nhuận là : 2004, 2008, 2012, 2016.
Câu 4
Vận động viên A chạy \(100m\) trong \(\dfrac{1}{5}\) phút, vận động viên B cùng chạy \(100m\) trong \(\dfrac{1}{4}\) phút. Hỏi vận động viên nào chạy nhanh hơn ? Nhanh hơn mấy giây ?
Phương pháp :
Đổi các số đo thời gian về cùng số đo là giây rồi so sánh kết quả với nhau. Vận động viên chạy nhanh hơn là vận động viên có thời gian chạy ít hơn.
Cách giải :
Đổi : \(\dfrac{1}{5}\) phút = 12 giây ;
\(\dfrac{1}{4}\) phút = 15 giây.
Ta có : 12 giây < 15 giây.
Vậy vận động viên A chạy nhanh hơn và nhanh hơn số giây là :
15 – 12 = 3 (giây)
Đáp số : Vận động viên A ; 3 giây.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "B. Hoạt động thực hành - Bài 12 : Giây, thế kỉ timdapan.com"