A. Hoạt động thực hành - Bài 10A: Ôn tập 1
Giải bài 10A: Ôn tập 1 phần hoạt động thực hành trang 102, 103, 104 sách VNEN tiếng việt lớp 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Thi đọc thuộc lòng (theo phiếu)
- Đồ dùng: 6 phiếu ghi tên 6 bài tập đọc có yêu cầu đọc thuộc lòng từ bài 1A đến bài 9C. Trong phiếu có thể viết sẵn những từ ngữ đầu dòng làm điểm tựa để đọc thuộc lòng một đoạn văn, đoạn thơ. Ví dụ:
Thi cá nhân:
- Em hái hoa hoặc bốc thăm phiếu
- Đọc thuộc lòng một đoạn theo yêu cầu ghi trên phiếu.
- Trả lời 1 – 2 câu hỏi của các bạn về bài đọc
- Nghe đánh giá của các bạn
- Bạn nào đọc đúng và hay, trả lời đúng nhất sẽ thắng cuộc
Lời giải chi tiết:
(Em chủ động hoàn thành bài tập)
Câu 2
Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ bài 1A đến bài 9C theo mẫu sau:
M:
Phương pháp giải:
- Kể tên những bài thơ đã học từ bài 1A đến bài 9C
- Làm việc cá nhân hoặc theo cặp trên phiếu
- Dán kết quả lên bảng nhóm
- Các nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp nhận xét: Nội dung trình bày có chính xác không? Có rõ ràng, mạch lạc không?
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Thi đọc thuộc lòng theo phiếu (như hoạt động 1)
Câu 4
a) Nghe thầy cô đọc và viết bài chính tả sau:
Nỗi niềm giữ nước giữ rừng
Tôi biết tờ giấy tôi đang viết là cuốn sách này làm bằng bột nứa, bột gỗ của rừng. Ngôi trong lòng đò ngược sông Đà, nhìn lên nhiều đám cháy nghĩ mà giận người đốt rừng. Chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách.
Tôi còn biết rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà. Mỗi năm lũ to kéo về như dòng nước mắt đỏ lừ của rừng, những người chủ nhân của đất nước lại thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng.
(Theo Nguyễn Tuân)
- Cầm trịch: điều khiển cho mọi việc tiến hành bình thường và nhịp nhàng
- Canh cánh: lúc nào cũng nghĩ đến, không yên tâm.
b) Đổi bài với bạn để sửa lỗi
Câu 5
Thi đọc thuộc lòng theo phiếu (như hoạt động 1)
Câu 6
Nêu chi tiết em thích nhất trong một bài văn miêu tả đã học dưới đây theo mẫu.
a) Quang cảnh làng mạc ngày mùa
b) Một chuyên gia máy xúc
c) Kì diệu rừng xanh
d) Đất Cà Mau
- Em chọn bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài.
- Từng em nối tiếp nhau nói chi tiết mình thích, cả nhóm nhận xét
Phương pháp giải:
Tên bài văn: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Chi tiết em thích nhất: Những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi hạt bồ đề treo lơ lửng.
Lời giải chi tiết:
a) Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Chi tiết em thích nhất: “Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ.”
Vì đọc câu văn này em có cảm giác khung cảnh những ngày mùa đang dần dần lan toả và thấm đượm vào cả đất trời. Khiến cho đất trời, mặt nước đều mang hương thơm nhè nhẹ mà khó quên”
b) Một chuyên gia máy xúc
Chi tiết em thích nhất: Thế là A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to vừa chắc ra nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh rồi nói:
- Chúng mình là bạn đồng nghiệp đấy, đồng chí Thuỷ ạ!
Bởi vì chi tiết này không chỉ cho thấy anh A-lếch-xây là một người vô cùng thân thiện mà còn có thể thấy được tình hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và Nga
c) Kì diệu rừng xanh
Chi tiết mà em thích nhất là: Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa.
Vì chi tiết này khiến em cảm thấy mình như đang được bước vào một thế giới thần kì như trong các câu chuyện cổ tích. Em trở thành người khổng lồ đang nhẹ nhàng ngắm nhìn những lâu đài màu sắc sặc sỡ hình những cây nấm lúp xúp dưới chân.
d) Đất Cà Mau
Chi tiết em thích nhất: Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.
Vì chi tiết này không chỉ khiến em thêm hiểu vì sao con người Cà Mau lại kiên cường và giàu nghị lực đến như vậy. Sống ở trên một vùng đất mà nguy hiểm có thể dình dập bấ cứ lúc nào, nên như không có một trí thông minh hơn người, một tinh thần cảnh giác cao độ và nghị lực phi thường họ rất khó để có thể bám trụ ở mảnh đất này. Chính điều kiện tự nhiên nơi đây đã hun đúc lên những con người thông minh và giàu nghị lực đến như thế.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "A. Hoạt động thực hành - Bài 10A: Ôn tập 1 timdapan.com"