A. Hoạt động cơ bản - Bài 98 : Thực hành

Giải Bài 98 : Thực hành phần hoạt động cơ bản trang 92, 93 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Trong hình dưới đây, em hãy:

a) Vẽ các đoạn thẳng AB; CD.

b) Đo độ dài các đoạn thẳng đó.

c) Kéo dài đoạn thẳng AB về phía điểm B, trên đó lấy một điểm E. Em nhận xét gì về ba điểm A, B, E?

Phương pháp giải:

a) Dùng thước kẻ và bút chì, nối các điểm đã cho để tạo thành đoạn thẳng.

b) Đặt một điểm đầu đoạn thẳng trùng với vạch 0cm của thước; chỉnh thước sao cho mép cạnh thước trùng với đoạn thẳng vừa vẽ, đầu còn lại của đoạn thẳng trùng với vạch nào thì đó là độ dài của đoạn thẳng.

c) Vận dụng kiến thức : Ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng thì ba điểm đó thẳng hàng.

Lời giải chi tiết:

a) 

b) Đo được độ dài đoạn thẳng AB = 5,1 cm ; CD =3,4 cm.

c) 

Ba điểm A, B, E thẳng hàng vì cùng nằm trên một đoạn thẳng theo cách vẽ.


Câu 2

Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn:

a) Đo độ dài đoạn thẳng trên mặt đất

Muốn đo độ dài một đoạn thẳng (không quá dài) trên mặt đất, người ta thường dùng thước dây.

Ví dụ : Đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất. Ta có thể thực hiện như sau :

- Cố định một đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch 0 của thước trùng với điểm A.

- Kéo thẳng dây thước cho đến điểm B.

- Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó là độ dài đoạn thẳng AB.

b) Dóng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất

Người ta thường dùng các cọc tiêu dóng thẳng hàng để xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất.

Ví dụ : Xác định một điểm C thẳng hàng với hai điểm A, B cho trước trên mặt đất. Ta có thể thực hiện như sau :

- Cắm hai cọc tiêu thẳng đứng tại vị trí hai điểm A, B.

- Một bạn giữ thẳng đứng cọc tiêu điểm A và dóng thẳng đứng cọc tiêu điểm B. Một bạn cầm cọc tiêu thẳng đứng để tìm vị trí điểm C theo tầm ngắm của bạn ở vị trí điểm A (xem hình vẽ).

- Khi nào bạn ở vị trí điểm A ngắm các cọc tiêu mà chỉ thấy được một cọc tiêu của mình thì việc dóng thẳng các cọc tiêu là xong. Vị trí chân cọc tiêu thứ ba ứng với điểm C cần xác định.

c) Vẽ đoạn thẳng trên bản đồ khi biết độ dài thật của nó

Ví dụ : Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20m. Hãy vẽ đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400.

Ta có thể thực hiện như sau :

- Đổi  20m = 2000cm.

- Tính độ dài của đoạn thẳng AB trên bản đồ : 2000 : 400 = 5 (cm).

- Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 5cm trên bản đồ.


Câu 3

Đo độ dài rồi ghi kết quả đo vào ô trống:

a) Đo độ dài rồi ghi kết quả đo vào ô trống :

b) Chiều dài bảng của lớp học là 3m. Em hãy vẽ đoạn thẳng AB biểu thị chiều dài bảng đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 100

Phương pháp giải:

a) Thực hành đo chiều dài, chiều rộng các vật thể rồi điền vào bảng.

b) Tính độ dài thu nhỏ của đoạn AB : Lấy độ dài thật của bảng chia cho 100.

Vẽ đoạn thẳng AB theo độ dài vừa tìm được.

Lời giải chi tiết:

a)

b) 

Đổi: 3m = 300cm

Độ dài đoạn AB trên bản đồ là: 300 : 100 = 3 (cm)