A. Hoạt động cơ bản - Bài 55 : Hình tam giác

Giải bài 55 : Hình tam giác phần hoạt động cơ bản trang 141, 142 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Chơi trò chơi "Ghép tam giác" :

Chia học sinh trong lớp thành các đội, thi nhau xếp nhanh 6 que tính để được : 1 hình tam giác, 2 hình tam giác, 4 hình tam giác.

Phương pháp giải:

Sử dụng nhiều nhất 6 que tính xếp thành các hình theo yêu cầu.

Lời giải chi tiết:


Câu 2

Thực hiện các hoạt động sau:

a) Viết tên ba đỉnh, ba góc và ba cạnh của mỗi hình tam giác dưới đây :

b) Chỉ cho bạn xem :

- Hình tam giác có ba góc nhọn.

- Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn.

- Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.

c) Đọc kĩ nội dung sau và giải thích cho bạn nghe :

Phương pháp giải:

Quan sát hình đã cho rồi trả lời các câu hỏi của bài toán.

Lời giải chi tiết:

• Tam giác MNP có :

- Ba đỉnh là: đỉnh M, đỉnh N và đỉnh P.

- Ba góc là: góc đỉnh M cạnh MN và MP, góc đỉnh N cạnh NM và NP, góc đỉnh P cạnh PM và PN.

- Ba cạnh là: MN, NP và MP.

• Tam giác GEH có :

- Ba đỉnh là: đỉnh G, đỉnh E và đỉnh H.

- Ba góc là: góc đỉnh G cạnh GH và GE, góc đỉnh E cạnh EH và EG, góc đỉnh H cạnh HE và HG.

- Ba cạnh là: GE, EH và HG.

• Tam giác STU có : 

- Ba đỉnh là: đỉnh T, đỉnh S và đỉnh U.

- Ba góc là: góc đỉnh S cạnh ST và SU, góc đỉnh T cạnh TS và TU, góc đỉnh U cạnh UT và US.

- Ba cạnh là: ST, TU và US.


Câu 3

Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn :

Lời giải chi tiết:

Các em đọc kĩ các nội dung trên và nghe thầy/cô hướng dẫn để hiểu rõ nội dung hơn.


Câu 4

a) Nối (theo mẫu) :

b) Vẽ đường cao từ đỉnh A trong mỗi hình tam giác sau :

Em đọc tên các đường cao và cạnh đáy tương ứng trong các hình vừa vẽ được.

Phương pháp giải:

a) Quan sát hình ảnh đã cho rồi nối với câu thích hợp.

b) Từ đỉnh A của mỗi tam giác, dùng bút chì và ê ke, vẽ đường cao tương ứng của tam giác đó.

   Đọc tên đường cao và cạnh đáy tương ứng trong các hình vừa vẽ.

Lời giải chi tiết:

a)

 

b)

Hình 1 : Đường cao AH và cạnh đáy tương ứng BC.

Hình 2 : Đường cao AH và cạnh đáy tương ứng BC.

Hình 3 : Đường cao AH (trùng với cạnh AB) và cạnh đáy tương ứng BC.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến