A. Hoạt động cơ bản - Bài 45 : Chia một số cho một tích. Chia một tích cho một số

Giải Bài 45 : Chia một số cho một tích. Chia một tích cho một số phần hoạt động cơ bản trang 107, 108 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

a) Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

Thực hiện chơi giữa các nhóm trong lớp :

- Nối tiếp nhau tính giá trị của các biểu thức :

- Đội nào tính đúng và nhanh thì thắng cuộc.

b) So sánh giá trị của các biểu thức trong từng cột và nói với các bạn kết quả so sánh của mình.

Phương pháp :

Tính giá trị các biểu thức theo quy tắc :

- Biểu thức chỉ có phép chia thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Cách giải :

a) Tính giá trị các biểu thức :

Nhóm A :

16 : (4 × 2) = 16 : 8 = 2

16 : 4 : 2 = 4 : 2 = 2

16 : 2 : 4 = 8 : 4 = 2

Nhóm B :

24 : (3 × 2) = 24 : 6 = 4

24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4

24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4

b) Từ kết quả ở câu a) ta thấy :

•  16 : (4 × 2) = 16 : 4 : 2 = 16 : 2 : 4.

•  24 : (3 × 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3.


Câu 2

a) Đọc kĩ nội dung sau :

Từ kết quả so sánh ở trên ta thấy :

            16 : (4 × 2) = 16 : 4 : 2 = 16 : 2 : 4

24 : (3 × 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3

Nhận xét : Khi chia một số cho một tích, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả chia cho thừa số còn lại.

Ví dụ :   28 : (7 × 2) = 28 : 7 : 2

Hoặc      28 : (7 × 2) = 28 : 2 : 7

b) Nêu các cách tính của biểu thức: 24 : (2 × 6).

    Em tính giá trị của biểu thức trên.

Phương pháp :

- Tính giá trị biểu thức theo quy tắc : Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Áp dụng cách chia một số cho một tích : Khi chia một số cho một tích, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả chia cho thừa số còn lại.

Cách giải :

•  24 : (2 × 6) = 24 : 12 = 2

•  24 : (2 × 6) = 24 : 2 : 6 = 12 : 6 = 2

•  24 : (2 × 6) = 24 : 6 : 2 = 4 : 2 = 2


Câu 3

a) Tính và so sánh các giá trị của biểu thức :

(9 × 15) : 3                   9 × (15 : 3)                 (9 : 3) × 15

Thảo luận và nói với các bạn nhận xét của em về giá trị của các biểu thức trên.

Phương pháp :

Tính giá trị biểu thức theo quy tắc : Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Cách giải :

•  (9 × 15) : 3 = 135 : 3 = 45       

•  9 × (15 : 3) = 9 × 5 = 45

•  (9 : 3) × 15 = 3 × 15 = 45

Nhận xét : Giá trị của ba biểu thức đã cho bằng nhau : 

(9 × 15) : 3 = 9 × (15: 3) = (9 : 3) × 15 = 45

b) Đọc kĩ nội dung sau :

Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia.

Ví dụ :  Tính giá trị của biểu thức (7 × 15) : 3

Ta có : (7 × 15) : 3 = 7 × (15 : 3)  = 7 × 5 = 35.

c) Nêu các cách tính giá trị biểu thức (8 × 23) : 4.

Phương pháp :

Cách 1 : Tính giá trị biểu thức theo quy tắc : Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

Cách 2 : Áp dụng cách chia một tích cho một số : Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia.

Cách giải :

Các cách tính giá trị biểu thức (8 × 23) : 4 là :

•  (8 × 23) : 4 = 184 : 4 = 46

•  (8 × 23) : 4 = (8 : 4) × 23 = 2 × 23 = 46



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến