A. Hoạt động cơ bản - Bài 3B: Góp phần xây dựng quê hương
Giải bài 3B: Góp phần xây dựng quê hương phần hoạt động cơ bản trang 30, 31, 32 sách VNEN tiếng việt 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Quan sát bức tranh sau và cho biết mỗi nhân vật trong vở kịch Lòng dân đang làm gì.
Phương pháp giải:
Em chú ý quan sát kĩ bức tranh xem các nhân vật đang là gì, có những vật gì xuất hiện xung quanh họ.
Lời giải chi tiết:
Cai và lính đang tra khảo chú cán bộ và hai mẹ con dì Năm. Tên lính chĩa súng về ba người để đe doạ, tên cai cầm trên tay giấy tờ tuỳ thân của chồng dì Năm. Đồng thời bắt đầu tra khảo chú cán bộ, chỉ cần chú nói sai thông tin thì ngay lập tức có thể bị chúng bắt đi.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc phần tiếp theo của vở kịch Lòng dân
Lòng dân
(tiếp theo)
Cai: - Hừm! Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó phải tía mầy không? Nói dối tao bắn.
An: - Dạ, hổng phải tía...
Cai: - (hí hửng) Ờ giỏi! Vậy là ai nào?
An: - Dạ, cháu ... kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.
Cai: - Thằng ranh! (ngó chú cán bộ) Giấy tờ đâu, đưa coi!
Cán bộ: - (Giọng miễn cưỡng) Để tôi đi lấy (chú toan đi, cai cản lại)
Cai: - Để chị này đi lấy. (Quay sang lính). Mở trói tạm cho chị. (Dì Năm vào buồng)
Dì Năm: - (Nói vọng ra) Ba nó để chỗ nào?
Cán bộ: - Thì coi đâu đó.
Cai: -Trời ơi, con ruồi bay qua là tao biết ngay con đực hay cái mà. Qua mặt tao không nổi đâu!
Cán bộ : - Có không, má thằng An?
Dì Năm: - Chưa thấy.
Cai: - Thôi trói lại dẫn đi
Dì Năm: - Đây rồi nè. Mấy cậu coi. Làng này ai hổng biết Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông Dừa (đưa giấy cho cai, cai chuyển cho lính)
Cai: - Nè đọc coi! - Lính (đọc): Anh tên ...
Cán bộ: - Lâm Văn Nên, 31 tuổi, con ông ...
Cai (vẻ ngượng ngập): Thôi... thôi được rồi. (ngó dì Năm) Nhà có gà vịt gì không chị Hai? Cho một con nhậu chơi hà!
Theo Nguyễn Văn Xe
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa
Tía (tiếng Nam Bộ): cha
Chỉ (tiếng Nam Bộ): chị ấy
Nè (tiếng Nam Bộ): này
Câu 4
Cùng luyện đọc
Mỗi em đọc một đoạn, tiếp nối nhau đến khi hết bài. Chú ý đọc giọng phù hợp với từng nhân vật.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
2) Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự ứng xử thông minh của dì Năm?
Em chọn ý đúng để trả lời:
a. Hỏi chú cán bộ chỗ để giấy tờ để đánh lừa bọn địch.
b. Đọc to tên tuổi của chồng, bố chồng để chú cán bộ nói theo cho đúng.
c. Kéo dài thời gian tìm giấy tờ để có cơ hội suy tính.
3) Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
Phương pháp giải:
1) Đọc kĩ lại đoạn hội thoại sau:
Đọc lại truyện để nắm được chi tiết trong phần này
Cai: Hừm! Thằng nhỏ, lại đây. Ông đó có phải tía mày không? Nói dối,tao bắn
An: Dạ, hổng phải tía…
Cai: (Hí hửng) Ờ, giỏi! Vậy là ai nào?
An: Dạ, cháu…kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.
2) Em suy nghĩ và trả lời.
3) Em suy nghĩ về hành động của những người dân trong truyện đối với chú cán bộ
Lời giải chi tiết:
1) An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như sau: Khi bọn giặc hỏi An “Ông đó có phải tía mày không?” An trả lời “Hổng phải tía” khiến bọn giặc hí hửng tưởng An sợ phải khai thật. Không ngờ An thông minh làm bọn chúng mừng hụt “Cháu gọi bằng ba chú không phải tía”
2) Chi tiết thể hiện rõ nhất sự ứng xử thông minh của dì Năm đó là:
b. Đọc to tên tuổi của chồng, bố chồng để chú cán bộ nói theo cho đúng.
3) Vở kịch được đặt tên là Lòng dân vì: Thể hiện tấm lòng của người dân đối với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng, sẵn sàng xả thân để bảo vệ cách mạng. Lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của Cách mạng.
Câu 6
Phân vai đọc đoạn kịch
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "A. Hoạt động cơ bản - Bài 3B: Góp phần xây dựng quê hương timdapan.com"