A. Hoạt động cơ bản - Bài 34 : Tính chất kết hợp của phép nhân. Nhân với số có tận cùng là chữ số 0
Giải Bài 34 : Tính chất kết hợp của phép nhân. Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 phần hoạt động cơ bản trang 83, 84 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Chơi trò chơi " Tính nhanh"
Có các thẻ, mỗi thẻ yêu cầu tính giá trị của một biểu thức.
(chẳng hạn : 45 + 237 + 55 = … ; 85 + 36 + 15 = …)
Vận dụng tính chất giao hoán hoặc tính chất kết hợp để tính bằng cách thuận tiện nhất. Mỗi bạn trong nhóm rút một thẻ và tìm cách tính nhanh kết quả, ghi vào chỗ chấm.
Phương pháp :
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, … lại với nhau.
Cách giải :
Ví dụ :
• 45 + 237 + 55 = (45 + 55) + 237 = 100 + 237 = 337 ;
• 85 + 36 + 15 = (85 + 15) + 36 = 100 + 36 = 136 ;
• 234 + 624 + 376 = 234 + (624 + 376) = 234 + 1000 = 1234.
Câu 2
a) Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm trong bảng :
b) So sánh giá trị của \((a \times b) \times c\) và của \(a \times (b \times c)\).
c) Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp :
Ta thấy giá trị của \((a \times b) \times c\) và của \(a \times (b \times c)\) luôn …
d) Đọc đoạn sau và giải thích cho bạn :
• Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba. (a × b) × c = a × (b × c) • Chú ý : Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a × b × c như sau : a × b × c = (a × b) × c = a × (b × c) |
Phương pháp :
- Tính giá trị các biểu thức theo quy tắc : Biểu thức có dấu ngoặc thì tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- So sánh các kết quả rồi rút ra nhận xét.
Cách giải :
a)
b) So sánh giá trị của \((a \times b) \times c\) và của \(a \times (b \times c)\) ta thấy :
\((a \times b) \times c\) = \(a \times (b \times c)\).
c) Ta thấy giá trị của \((a \times b) \times c\) và của \(a \times (b \times c)\) luôn bằng nhau.
Câu 3
Viết số vào chỗ chấm cho thích hợp:
a) (3 × 5) × 2 = 3 × (.... × ....)
b) (5 × 2) × 7 = .... × (2 × 7)
Phương pháp :
Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
(a × b) × c = a × (b × c)
Cách giải :
a) (3 × 5) × 2 = 3 × (5 × 2)
b) (5 × 2) × 7 = 5 × (2 × 7)
Câu 4
Đọc và giải thích cho bạn :
a) 15 × 30 = ?
15 × 30 = 15 × (3 × 10)
= (15 × 3) × 10
= 45 × 10
= 450.
Nhận xét : Để tính 15 × 30 ta có thể tính như sau :
- Thực hiện phép tính 15 × 3 = 45.
- Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải 45, được 450.
Ta có : 15 × 30 = 450.
b) 230 × 70 = ?
Ta có thể làm như sau :
- Thực hiện phép tính 23 × 7 = 161.
- Viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải 161, được 16100.
- Ta có : 230 × 70 = 16100.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "A. Hoạt động cơ bản - Bài 34 : Tính chất kết hợp của phép nhân. Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 timdapan.com"