A. Hoạt động cơ bản - Bài 3 : Phân số thập phân

Giải bài 3 : Phân số thập phân phần hoạt động cơ bản trang 10 sách VNEN toán lớp 5 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng ?” :

a) Các bạn trong nhóm thi đua viết các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000; 10000 …. Chẳng hạn \(\dfrac{1}{{10}};\dfrac{9}{{100}};\dfrac{{34}}{{1000}};...\)

Bạn nào viết được nhiều phân số nhất là người chiến thắng.

b) Thi đua tìm các cặp số sao cho tích của chúng là 10; 100;  1000….. rồi viết tiếp vào bảng sau :

Phương pháp giải:

- Viết phân số có tử số là số bất kì, mẫu bằng 10, 100, 1000 ...

- Tìm các cặp số sau cho tích của hai số đó bằng 10, 100, 1000... rồi điền vào bảng.

Lời giải chi tiết:

a) Các phân số có mẫu số 10; 100; 1000; 10000… là: \(\dfrac{{13}}{{10}};\dfrac{{61}}{{100}};\dfrac{{132}}{{1000}};\dfrac{{45}}{{10000}}\)

b)  Điền vào bảng :


Câu 2

Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn :

a) Các phân số \(\dfrac{7}{{10}};\,\,\dfrac{8}{{10}};\,\,\dfrac{{31}}{{10}};\,\,...\) có mẫu số là 10, 100, 1000, … gọi là các phân số thập phân.

b) Một số phân số có thể viết thành phân số thập phân, ví dụ :

\(\dfrac{2}{5} = \dfrac{{2 \times 2}}{{5 \times 2}} = \dfrac{4}{{10}};\) \(\dfrac{9}{4} = \dfrac{{9 \times 25}}{{4 \times 25}} = \dfrac{{225}}{{100}};\)\( \dfrac{{30}}{{125}} = \dfrac{{30 \times 8}}{{125 \times 8}} = \dfrac{{240}}{{1000}}\,;\,\,...\,  \)

Lời giải chi tiết:

Các em tự đọc kĩ các nội dung đã cho và nghe thầy/cô giáo hướng dẫn để hiểu bài hơn.


Câu 3

a) Em viết một vài phân số thập phân rồi đưa cho bạn đọc. Em và bạn đổi vai cùng thực hiện.

b) Thảo luận tìm một số phân số có thể viết thành phân số thập phân rồi viết vào vở.

Phương pháp giải:

a) Cách đọc phân số: đọc tử số rồi đọc "phần" sau đó đọc mẫu số.

Cách viết phân số : Viết tử số trên gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

b) Các phân số có thể viết thành phân số thập phân thường gặp thường có mẫu số như \(2\,;\,\,4\,;\,\,5\,;\,\,8\,;\,\,20\,;\,\,...\)

Lời giải chi tiết:

a) Viết phân số thập phân rồi đọc : 

\(\dfrac{{13}}{{100}}\) : Mười ba phần một trăm;

\(\dfrac{{35}}{{100}}\) : Ba mươi lăm phần một trăm;  

\(\dfrac{3}{{10}}\) : Ba phần mười;

\(\dfrac{7}{{10}}\) : Bảy phần mười.

b) Một số phân số có thể viết thành phân số thập phân là: \(\dfrac{{15}}{{20}};\,\dfrac{4}{{25}};\,\dfrac{{13}}{{50}};\,\dfrac{4}{5}.\)



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến