A. Hoạt động cơ bản - Bài 2A: Văn hiến nghìn năm

Giải bài 2A: Văn hiến nghìn năm phần hoạt động cơ bản trang 16, 17, 18 sách VNEN tiếng việt 5 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Quan sát  bức ảnh và đọc lời giới thiệu về Khuê Văn Các

Khuê Văn Các (tức là gác Khuê Văn) là một căn gác nổi tiếng của khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đây là khu di tích du khách không thể bỏ qua khi đến thăm Hà Nội, bởi vì đó chính là biểu tượng của thủ đô nghìn năm văn hiến.


Câu 2

Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

Nghìn năm văn hiến

      Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.

      Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

NGUYỄN HOÀNG


Câu 3

Ghép mỗi từ dưới đây với lời giải nghĩa phù hợp:

a. Quốc Tử Giám

b. Tiến sĩ

c. Văn hiến

d. Chứng tích

e. Văn Miếu

(1) ...: truyền thông văn hoá lâu đời và tốt đẹp.

(2) ...: nơi thờ những người có công mở mang giáo dục thời xưa.

(3) ...: trường học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu.

(4) ...: ở đây chỉ người đỗ cao trong kì thi quốc gia thời xưa (thi Hội).

(5) ...: vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ gợi ý và các câu phía dưới rồi ghép chúng lại sao cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

(1) – c: Văn hiến: truyền thông văn hoá lâu đời và tốt đẹp.

(2) – e: Văn Miếu: nơi thờ những người có công mở mang giáo dục thời xưa.

(3) – a: Quốc Tử Giám: trường học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu.

(4) – b: Tiến sĩ: ở đây chỉ người đỗ cao trong kì thi quốc gia thời xưa (thi Hội).

(5) – d: Chứng tích: vết tích hay hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.


Câu 4

Cùng luyện đọc

Ba em đọc tiếp nối đến hết bài (đoạn đầu, bảng thống kê và đoạn cuối). Chú ý đọc lần lượt và rành mạch theo hàng ngang:

M: Triều đại / Lý / Số khoa thi / 6 / Số tiến sĩ / 11 / Số trạng nguyên / 0


Câu 5

Thảo luận và trả lời câu hỏi

1) Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì điều gì?

Dựa vào bài đọc, em chọn ý đúng để trả lời:

a. Vì biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

b. Vì biết rằng từ năm 1075, Việt Nam đã mở khoa thi tiến sĩ, đã có truyền thống văn hoá lâu đời.

c. Vì thấy Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ rất lâu và rất to lớn, tráng lệ.

2) Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? 

3) Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?

4) Câu văn cuối bài muốn nói với chúng ta điều gì?

Em chọn ý đúng để trả lời:

a. Từ năm 1442 đến năm 1779, nước ta đã tổ chức thi cử rất có quy củ.

b. Văn Miếu — Quốc Tử Giám cho thấy Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời.

c. Trong 10 thế kỉ, chúng ta đã có gần 3000 tiến sĩ.

Phương pháp giải:

1) Em chú ý đọc đoạn văn đầu tiên.

2) Quan sát bảng trong bài

3) Quan sát bảng trong bài

4) Em đọc kĩ các đáp án và lựa chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết:

1) Đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì biết rằng từ năm 1075, Việt Nam đã mở khoa thi tiến sĩ, đã có truyền thống văn hoá lâu đời.

Chọn đáp án: b

2) Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: Triều Lê – 104 khoa thi.

3)  Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: Triều Lê – 1780 tiến sĩ.

4) Câu văn cuối bài nói với chúng ta rằng: Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho thấy Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời.

Chọn đáp án: b



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến