A. Hoạt động cơ bản - Bài 26B: Hội làng

Giải bài 26B: Hội làng phần hoạt động cơ bản trang 89, 90, 91 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi:

- Trang phục của những người trong tranh là trang phục truyền thống hay hiện đại?

- Những người trong tranh đang làm gì?

Gợi ý:

Em quan sát tranh rồi trả lời các câu hỏi.

Trả lời:

- Trang phục của những người trong tranh là trang phục truyền thống.

- Những người trong tranh đang tham gia hội thi thổi cơm.


Câu 2

Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

HỘI THI THỔI CƠM Ở ĐỒNG VÂN

     Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

     Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội nhanh như sóc, thoăn thoắt leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống, lại leo lên… Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào hương cho cháy thành ngọn lửa. Trong khi đó, những người trong đội, mỗi người một việc. Người thì ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông. Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm.

      Mỗi người nấu cơm đều mang một cái cần tre được cắm rất khéo vào dây lưng, uốn cong hình cánh cung từ phía sau ra trước mặt, đầu cần treo cái nồi nho nhỏ. Người nấu cơm tay giữ cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng. Các đội vừa thổi cơm vừa đan xen nhau uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ nồng nhiệt của người xem hội.

       Sau độ một giờ rưỡi, các nồi cơm được lần lượt trình trước cửa đình. Mỗi nồi cơm được đánh một số để giữ bí mật. Ban giám khảo chấm theo ba tiêu chuẩn: cơm trắng, dẻo và không có cháy. Cuộc thi nào cũng hồi hộp và việc giật giải đã trở thành niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng.

Theo MINH NHƯƠNG


Câu 3, 4

Câu 3: Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A


 

Gợi ý:

Em làm theo yêu cầu bài tập.

Trả lời:



Câu 4: Cùng luyện đọc

Mỗi em đọc một đoạn, tiếp nối đến hết bài. Chú ý ngắt giọng:

Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân / bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ / bên bờ sông Đáy. //



Câu 5

Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?

Gợi ý:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

Trả lời:

Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân được bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.

 

2) Viết các sự việc (được nêu trong ngoặc) vào ô trống trong phiếu sao cho đúng với trình tự của hội thi?

(a. vừa nấu cơm vừa di chuyển; b. chấm thi; c. leo cột lấy lửa, chuẩn bị vật dụng)

1             -> 2                  -> 3

 

Gợi ý:

Em đọc đoạn văn thứ 2, 3, 4 trong bài.

Trả lời:

Các sự việc theo đúng trình tự của hội thi nấu cơm như sau:

1. leo cột lấy lửa, chuẩn bị vật dụng

2. vừa nấu cơm vừa di chuyển

3. chấm thi

 

3) Trong các việc cần làm của hội thi, việc nào đòi hỏi sức khoẻ và sự nhanh nhẹn, việc nào cần sự khéo léo?

Gợi ý:

Em xét giữa ba việc: leo cột lấy lửa, chuẩn bị vật dụng và vừa nấu cơm vừa di chuyển để xem xem kĩ năng gì cần phải sử dụng.

Trả lời:

- Việc đòi hỏi sức khoẻ và sự nhanh nhẹn là: leo cột lấy lửa, chuẩn bị vật dụng

- Việc đòi hỏi sự khéo léo là: vừa nấu cơm vừa di chuyển.

 

4) Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau

Gợi ý:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ hai.

Trả lời:

Chi tiết trong bài cho thấy các thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau đó là: Trong khi một thành viên của đội tiến hành việc lấy lửa thì những người khác mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông; người giã thóc, giần sàng thành gạo; có lửa người ta lấy nước nấu cơm.

 

5) Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng”?

Gợi ý:

Theo em, người dành chiến thắng là người phải có được những yêu cầu gì?

Trả lời:

Nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng” vì giải thưởng là kết quả của sự nỗ lực, khéo léo, nhanh nhẹn và thông minh của cả tập thể.

Bài giải tiếp theo
B. Hoạt động thực hành - Bài 26B: Hội làng
C. Hoạt động ứng dụng - Bài 26B: Hội làng

Video liên quan