A. Hoạt động cơ bản - Bài 26 : Hai đường thẳng song song

Giải bài 26 : Hai đường thẳng song song phần hoạt động cơ bản trang 66, 67 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Em hãy dùng bút chì và thước kẻ kéo dài các cạnh AB, BC, CD, DA trong hình chữ nhật dưới đây và chỉ ra :

a) Những cặp đường thẳng vuông góc với nhau ;

b) Những cặp đường thẳng không vuông góc với nhau ;

c) Dự đoán xem, các cặp đường thẳng AB và CD, AD và BC có cắt nhau hay không ?

Phương pháp giải:

Dùng bút chì và thước kẻ kéo dài các cạnh AB, BC, CD, DA trong hình chữ nhật, sau đó quan sát kĩ hình vẽ để tìm các cặp đường thẳng vuông góc với nhau, tìm các cặp đường thẳng không vuông góc với nhau …

Lời giải chi tiết:

Vẽ hình :

 

a) Những cặp đường thẳng vuông góc với nhau là :

 •  Đường thẳng AB và đường thẳng BC ;

•  Đường thẳng CB và đường thẳng CD ;

•  Đường thẳng CD và đường thẳng DA ;

•  Đường thẳng DA và đường thẳng AB.

b) Những cặp đường thẳng không vuông góc với nhau là :

•  Đường thẳng AB và đường thẳng CD ;

•  Đường thẳng AD và đường thẳng BC ;

c) Theo em, các cặp đường thẳng AB và DC, AD và BC không cắt nhau.


Câu 2

Đọc kĩ nội dung sau và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn

Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta có hai đường thẳng AB và DC song song với nhau.

Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau.


Câu 3

Trong hình vẽ dưới đây, ABEG và BCDE là các hình chữ nhật. Em hãy quan sát hình vẽ rồi cho biết câu nào đúng, câu nào sai ?

 

a) Cạnh AB song song với cạnh ED

b) Cạnh CD song song với cạnh GE

c) Cạnh BC song song với cạnh AG

d) Cạnh BE song song với cạnh DC và cạnh AG.

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ rồi xác định tính đúng – sai của các câu đã cho.

Lời giải chi tiết:

• Các câu đúng là :

a) Cạnh AB song song với cạnh ED ;

d) Cạnh BE song song với cạnh DC và cạnh AG.

• Các câu sai là :

b) Cạnh CD song song với cạnh GE ;

c) Cạnh BC song song với cạnh AG.



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến