A. Hoạt động cơ bản - Bài 19A: Người công dân số Một

Giải bài 19A: Người công dân số Một phần hoạt động cơ bản trang 3, 4, 5, 6, 7 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Quan sát bức tranh minh hoạ chủ điểm Người công dân và trả lời:

a) Các bạn thiếu nhi đang làm gì để thực hiện quyền của người đội viên?

b) Em nghĩ gì về trách nhiệm và nghĩa vụ của người công dân tương lai?

Gợi ý:

Em quan sát tranh, chú ý hành động và vật đang cầm  trên tay của các bạn thiếu nhi rồi trar lời câu hỏi.

Trả lời:

a) Các bạn thiếu nhi đang thực hiện quyền của người đội viên đó là bầu cử (bỏ phiếu tín nhiệm, lựa chọn những người thực sự đủ khả năng và xứng đáng vào Ban chỉ huy Đội, Liên đội).

b) Em nghĩ người công dân tương lai có trách nhiệm phải học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội, góp phần phát triển đất nước giàu đẹp. Đồng thời mỗi công dân cũng cần phải yêu thương, đùm bọc, đoàn kết lẫn nhau thì đất nước mới trở thành một khối đoàn kết thống nhất được.


Câu 2, 3, 4

Câu 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:

Người công dân số Một

(Trích)

Nhân vật: Anh Thành

                 Anh Lê

               Anh Mai

Cảnh trí: Một ngôi nhà ở Xóm Chiếu, Sài Gòn. Dưới ngọn đèn dầu lù mù, anh Thành đang ngồi ghi chép. Anh Lê vào.

Lê:                   - Anh Thành! Mọi thứ tôi thu xếp xong rồi. Sáng mai anh có thể đến nhận việc đấy.

Thành:             - Có lẽ thôi, anh ạ.

Lê:                   - Sao lại thôi? Anh chỉ cần cơm nuôi và mỗi tháng một đồng. Tôi đã đòi cho anh thêm mỗi năm hai bộ quần áo và mỗi tháng thêm năm hào….   (Nói nhỏ) Vì tôi nói với họ:  anh biết chữ Tàu, lại có thể viết phắc-tuya bằng tiếng  Tây.

Thành:             - Nếu chỉ cần miếng cơm manh  áo thì tôi đã ở Phan Thiết cũng đủ sống….

Lê:                   - Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?

Thành:             - Anh Lê này! Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba… thì… ờ anh là người nước nào/

Lê:                   - Anh hỏi lạ thật. Anh người nước nào thì tôi là người nước ấy.

Thành:             - Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng… anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?

Lê:                   - Sao lại không? Hôm qua ông đốc học nhắc lại nghị định của giám đốc Phú Lãng Sa tháng 5 năm 1881 về việc người bản xứ muốn vào làng Tây….

Thành:           - À… Vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như Tây… Anh đã làm đơn chưa?

Lê:                   - Không bao giờ! Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay này là của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi  ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.

Thành:             - Anh Lê ạ, vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì lại không sáng bằng đèn toạ đăng. Hôm qua, tôi đi xem chớp bóng lại thấy ngọn đèn điện mới thật là sáng nhất. Sáng như ban ngày mà không có mùi, không có khối.

Lê:                   - Anh kể chuyện đó làm gì?

Thành:             - Vì anh với tôi…. Chúng ta là công dân của nước Việt….

(còn nữa)

Theo Hà Văn Cầu – Vũ Đình Phòng

 

Câu 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:

- Anh Thành: (Nguyễn Tất Thành): tên Bác Hồ thời trẻ

- Phắc – tuya: Hóa đơn

- Trường Sa-xơ-lu Lô-ba: Một trường học ở Sài Gòn hồi đầu thế kỉ XX dành cho con cái người Pháp và những gia đình Việt Nam khá giả

- Đốc học: Người phụ trách giáo dục ở một tỉnh, thành phố thời trước

- Nghị định: Văn bản của cơ quan hành chính cấp cao quy định những điều cần thực hiện trong một lĩnh vực cụ thể

- Giám quốc: Người đứng đầu nước Pháp lúc đó

- Phú Lãng Sa: Nước Pháp

- Vào làng Tây: Nhập quốc tịch Pháp (trở thành công dân Pháp)

- Đèn hoa kì: Đèn dầu hỏa nhỏ, có bấc tròn

- Đèn tọa đăng: Đèn để bàn loại to, thắp bằng dầu hỏa

- Chớp bóng: Chiếu phim

 

Câu 4: Cùng luyện đọc

Đọc tiếp nối 3 đoạn: Đoạn 1 (từ đầu đến Vậy anh vào Sài Gòn làm gì?); Đoạn 2 (tiếp theo đến không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa); Đoạn 3 (phần còn lại).  Chú ý đọc phân biệt lời tác giả và lời nhân vật; phân biệt lời anh Thành và anh Lê, thể hiện tâm trạng khác nhau của từng người.


Câu 5, 6

Câu 5: Thảo luận, trả lời câu hỏi:

1) Anh Lê giúp anh Thành việc gì?

Gợi ý:

Em chú ý đọc phần đầu đoạn nói chuyện của hai người.

Trả lời:

Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.

 

2) Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?

Gợi ý:

Em đọc phần giữa của vở kịch.

Trả lời:

Các câu nói của anh Thành trong trích đoạn này đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới vấn đề cứu nước, cứu dân. Hai câu nói sau đây chính là thể hiện trực tiếp sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước

Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng anh có khi nào nghĩ đến đồng bào mình không?

Vì anh với tôi, chúng ta là công dân nước Việt

 

3) Những cặp thoại nào dưới đây cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau?

a)


b)


c)


d)



Gợi ý:

Em xem kĩ vở kịch.

Theo em, anh Thành đang nghĩ tới điều gì? Anh Lê đang nghĩ tới điều gì trong khi trò chuyện với nhau.

Trả lời:

- Những cặp thoại không ăn khớp với nhau là b và d.

- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc lại không ăn nhập với nhau như thế vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành lại nghĩ đến việc cứu nước cứu dân.

 

Câu 6: Đọc phân vai

Ba em đọc phân vai trích đoạn kịch: người dẫn chuyện, anh Lê, anh Thành

Thi đọc phân vai trích đoạn kịch trước lớp. Lớp bình chọn nhóm đọc tốt nhất.


Câu 7

Tìm hiểu câu ghép

1) Đọc đoạn văn dưới đây

(1)  Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to. (2) Hễ con chó đi chậm, con khỉ cấu hai tai chó giật giật. (3) Con chó chạy sải thì khỉ gò lưng như người phi ngựa. (4) Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng hai tay, ngồi ngúc nga ngúc ngắc.

2) Xếp các câu trong đoạn văn trên vào nhóm thích hợp và viết vào bảng nhóm:

a) Câu do một cụm chủ  ngữ - vị ngữ tạo thành

b) Câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành

3) Có thể tách hai cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ở nhóm b thành hai câu không? Vì sao?

Gợi ý:

Em đọc kĩ đề và thực hiện theo yêu cầu của đề bài:

Trả lời:

2)

 

Từ việc phân tích các cụm chủ vị trên ta thấy:

a) Câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành là: câu (1)

b) Câu do nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành là: câu (2), (3), (4)

3) Không thể tách mỗi cụm C - V trong các câu ghép trên thành một câu đơn được vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn (kể cả trong trường hợp bỏ quan hệ từ hễ...thì) sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa.


Ghi nhớ

Câu ghép là câu do nhiều cụm chủ ngữ -vị ngữ (vế câu) ghép lại.

Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn (có đủ chủ ngữ, vị ngữ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác.