A. Hoạt động cơ bản - Bài 14B: Hạt vàng làng ta
Giải bài 14B: Hạt vàng làng ta phần hoạt động cơ bản trang 149, 150, 151, 152, 153 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Thi kể tên các bài thơ, tục ngữ, ca dao nói về cây lúa, hạt gạo, hạt cơm
Gợi ý:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Trả lời:
1/
Trời cao đất rộng thênh thang,
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng,
Cá tươi gạo trắng nước trong,
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê
2/
Cực lòng thiếp lắm chàng ơi
Kiếm nơi khuất tịch, thiếp ngồi thở than
Than vì cây lúa lá vàng
Nước đâu mà tưới nó hoàn như xưa
Trông trời chẳng thấy trời mưa
Lan khô huệ héo, khổ chưa hỡi trời
3/
Lúa chiêm nép ở đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
4/
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
Câu 2, 3, 4
Câu 2: Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài thơ sau:
HẠT GẠO LÀNG TA
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm khẩu súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta...
TRẦN ĐĂNG KHOA
Câu 3: Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải thích:
- Kinh thầy: Sông chia nước của sông Thái Bình, chảy qua tỉnh Hải Dương
- Hào giao thông: Đường đào sâu dưới đất để đi lại được an toàn trong chiến đấu
- Trành ( còn gọi là giành, xảo): Dụng cụ đan bằng tre, nứa, bằng phẳng, có thành, dùng để vận chuyển đất, đá, phân trâu bò...
Câu 4: Cùng luyện đọc:
Thay nhau đọc tiếp nối 5 khổ thơ
Chú ý: Đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm tha thiết, nhấn giọng tự nhiên ở các từ ngữ: phù sa, hương sen, lời hát, bão, mưa, giọt mồ hôi,…
Câu 5, 6
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
1) Đọc khổ thơ em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
Gợi ý:
Chọn ý ở cột B phù hợp với nội dung ở cột A để thấy hạt gạo được làm nên từ những gì.
Trả lời:
2) Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
Gợi ý:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ 2
Trả lời:
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
3) Các bạn nhỏ đã làm gì để góp phần tạo ra hạt gạo?
Gợi ý:
Em đọc đoạn văn thứ 4.
Trả lời:
Các bạn nhỏ đã góp công sức để làm ra hạt gạo là:
- Chống hạn vục mẻ miệng gầu
- Bắt sâu lúa cao rát mặt
- Gánh phân quang trành quết đất
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gầu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trành quết đất
Các bạn nhỏ, tuổi nhỏ sức lao động còn chưa thể bằng người lớn nhưng đã cố gắng tham gia lao động, tham gia vào công việc hậu phương hỗ trợ tiền tuyến. Hình ảnh các bạn nhỏ hăng hái tát nước, cặm cụi bắt sâu, gánh phân bằng đôi quan gánh quá khổ chắc chẵn mãi là hình ảnh thân thương, đáng yêu, đáng được khen ngợi và còn đọng lại mãi trong lòng mỗi chúng ta.
3) Viết vào vở câu thơ có hình ảnh em thích nhất trong bài
Gợi ý:
Em lựa chọn câu thơ em thích
Trả lời:
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay
Vì câu thơ này không chỉ khiến em hiểu được hạt gạo được làm ra có công lao vất vả của người nông dân mà còn khiến em thấy thương và yên ba mẹ mình nhiều hơn.
Câu 6: Học thuộc lòng bài thơ
Thay nhau đọc nối tiếp từng đoạn để học thuộc lòng bài thơ.
Câu 7
Tìm hiểu biên bản cuộc họp
1) Đọc biên bản sau đây
2) Trả lời câu hỏi
(1) Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì?
Chọn ý đúng để trả lời:
a. Ghi nhớ sự việc đã xảy ra
b. Nhớ những điều đã thống nhất để thực hiện
c. Xem xét lại khi cần thiết
d. Cả ba điều kiện
Gợi ý:
Em suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
Chi đội lớp 5A ghi biên bản để:
- Ghi nhớ sự việc đã xảy ra
- Nhớ những điều đã thống nhất để thực hiện
- Xem xét lại khi cần thiết
Chọn đáp án: d. Cả ba điều kiện
(2) Các mở đầu và kết thúc biên bản có gì giống và khác cách mở đầu và kết thúc đơn?
Gợi ý:
Em xem lại phần mở đầu và kết thúc biên bản rồi nhớ lại nội dung một mẫu đơn chuẩn để so sánh.
Trả lời:
- Cách mở đầu biên bản có điểm giống và khác cách mở đầu đơn là:
+ Giống nhau: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản.
+ Khác nhau: biên bản không có tên nơi nhận (kính gửi), thời gian, địa điểm, lập biên bản ghi ở phần nội dung.
- Cách kết thúc biên bản có điểm giống và khác kết thúc đơn là:
+ Giống nhau: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
+ Khác nhau: Biên bản cuộc họp có hai chữ kí (của chủ tịch đoàn, thư kí), không có lời cảm ơn như đơn.
(3) Viết tóm tắt những điều cần ghi biên bản vào nhóm.
Gợi ý:
Em xem lại nội dung biên bản
Trả lời:
- Thời gian, địa điểm họp.
- Thành phần tham dự, chủ toạ, thư kí.
- Nội dung cuộc họp (diễn biến, tóm tắt các ý kiến, kết luận của cuộc họp).
- Chữ kí của chủ tịch và thư kí.
Ghi nhớ
1. Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng. 2. Nội dung biên bản thường gồm ba phần: a) Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ (hoặc tên tổ chức), tên biên bản. b) Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc. c) Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "A. Hoạt động cơ bản - Bài 14B: Hạt vàng làng ta timdapan.com"