A. Hoạt động cơ bản - Bài 13B: Kiên trì và nhẫn nại
Giải bài 13B: Kiên trì và nhẫn nại phần hoạt động cơ bản trang 139, 140, 141 sách VNEN tiếng việt 4 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Xếp các câu dưới đây vào bảng phân loại.
a) Chữ như gà bới.
b) Chữ viết như rồng múa phượng bay.
c) Chữ đều tăm tắp.
d) Chữ viết ngay hàng thẳng lối.
e) Chữ nát như tương.
Lời giải chi tiết:
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Văn hay chữ tốt
1. Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
- Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?
Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
- Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
2. Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
3. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
(Theo Truyện đọc 1, 1995)
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- Khẩn khoản: tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu của mình.
- Huyện đường: nơi làm việc của quan huyện trước đây.
- Ân hận: băn khoăn, day dứt và tự trách mình về việc không hay xảy ra.
Câu 4
Cùng luyện đọc.
Câu 5
Trao đổi để trả lời các câu hỏi sau:
1) Câu nào trong bài giải thích nguyên nhân Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
2) Sự việc gì xảy ra làm Cao Bá Quát phải vô cùng ân hận?
3) Tìm trong bài những chi tiết cho thấy Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ.
4) Kết quả của sự cố gắng đó như thế nào?
Lời giải chi tiết:
1) Câu trong bài giải thích nguyên nhân Cao Bá Quát thường bị điểm kém là: Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
2) Sự việc xảy xa đã làm Cao Bá Quát phải ân hận là: Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ quá xấu, quan không đọc được nên thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan.
3) Những chi tiết cho thấy Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ: Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, viết xong mười trang vở mới đi ngủ; mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu; luyện viết liên tục suốt mấy năm trời.
4) Kết quả của sự cố gắng là: Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Câu 6
Hỏi - đáp:
- Bạn tự đánh giá chữ viết của mình đẹp hay chưa đẹp?
- Bạn đã (đang hoặc sẽ) làm gì để luyện viết chữ cho đẹp hơn?
- Theo bạn, kết quả thế nào (hoặc sẽ thế nào) ?
Lời giải chi tiết:
- Ở lớp, cô giáo vẫn thường khen ngợi chữ viết của em trình bày sạch đẹp và cẩn thận.
- Để luyện viết chữ đẹp hơn, mỗi ngày em dành nhiều thời gian để luyện viết chữ.
- Với sự cố gắng và chăm chỉ tập viết, chữ em ngày càng tròn trịa và sạch đẹp hơn.
Câu 7
Tìm hiểu về câu hỏi và dấu chấm hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các câu hỏi có trong bài tập đọc Người tìm đường lên các vì sao:
Câu hỏi |
Người hỏi |
Dấu hiệu |
- “Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?” |
Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình. |
Từ Vì sao và dấu chấm hỏi (?) |
- “Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế?” |
một người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki. |
Từ thế nào và dấu chấm hỏi (?) |
Ghi nhớ
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "A. Hoạt động cơ bản - Bài 13B: Kiên trì và nhẫn nại timdapan.com"