A. Hoạt động cơ bản - Bài 12 : Giây, thế kỉ

Giải bài 12 : Giây, thế kỉ phần hoạt động cơ bản trang 30, 31 sách VNEN toán lớp 4 với lời giải dễ hiểu


Câu 1

Chơi trò chơi " Ai đọc giờ chính xác" :

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ các hình vẽ và đọc giờ trong các hình vẽ đó.

Lời giải chi tiết:

a) Mười giờ mười phút.

b) Tám giờ hai mươi ba phút.

c) Mười giờ bảy phút.


Câu 2

Điền số thích hợp vào chỗ chấm :

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp dưới để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

• 1 ngày = 24 giờ

• 1 giờ = 60 phút


Câu 3

a) Quan sát mặt đồng hồ và nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn  :

b) Đọc kĩ nội dung sau :

Giây là một đơn vị đo thời gian. Ta có :  1 phút = 60 giây.

c) Đọc cho nhau nghe nội dung sau :

 • 1 thế kỉ = 100 năm.

• Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất (thế kỉ I).

• Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai (thế kỉ II).

……………………

• Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi (thế kỉ XX).

• Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).


Câu 4

Chơi trò chơi "Đố bạn" :

Cặp đôi thay nhau đố và giải. Chẳng hạn : Một bạn nêu một năm (năm 1206), đố bạn biết năm đó thuộc thế kỉ thứ bao nhiêu ? …

Phương pháp giải:

Dựa vào cách xác định năm thuộc thế kỉ :

• Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ thứ nhất (thế kỉ I).

• Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỉ thứ hai (thế kỉ II).

……………………

• Từ năm 1901 đến năm 2000 là thế kỉ thứ hai mươi (thế kỉ XX).

• Từ năm 2001 đến năm 2100 là thế kỉ thứ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).

Lời giải chi tiết:

Ví dụ :

• 1 bạn nêu năm 1010 và 1 bạn trả lời năm 1010 thuộc thế kỉ mười một (thế kỉ XI).

• 1 bạn nêu năm 1450 và 1 bạn trả lời năm 1450 thuộc thế kỉ mười lăm (thế kỉ XV).

• 1 bạn nêu năm 2019 và 1 bạn trả lời năm 2019 thuộc thế kỉ hai mươi mốt (thế kỉ XXI).



Bài học liên quan

Từ khóa phổ biến