A. Hoạt động cơ bản - Bài 11C: Môi trường quanh ta
Giải bài 11C: Môi trường quanh ta phần hoạt động cơ bản trang 117, 118 sách VNEN Tiếng Việt 5 với lời giải dễ hiểu
Câu 1
Cùng chơi: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu
Các nhóm thi chọn một quan hệ từ phù hợp với mỗi chỗ trống để hoàn thành hai câu sau:
a) …….. rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác ……. mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.
b) Lúa gạo quý ….. chúng ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được.
Gợi ý:
Em điền quan hệ từ hoặc các cặp quan hệ từ phù hợp vào chỗ trống.
- Vì…nên…; do….nên….; nhờ….mà…: Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả
- Nếu…thì…; hễ…thì…: Biểu thị giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả
- Tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…: Biểu thị quan hệ tương phản
- Không những….mà…; không chỉ…mà….:; Biểu thị quan hệ tăng tiến
Trả lời:
a) Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.
b) Lúa gạo quý vì chúng ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được.
Câu 2
Tìm hiểu về quan hệ từ:
1) Đọc các câu sau:
a) Rừng say ngây và ấm nóng.
(Ma Văn Kháng)
b) Tiếng hót dìu dặt của Hoạ Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
(Võ Quảng)
c) Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
(Theo Mùa xuân và phong tục)
2) Trong mỗi ví dụ trên, từ in đậm được dùng để làm gì? Chọn ý trả lời đúng:
a) Để nối các từ ngữ và biểu thị quan hệ giữa các từ ngữ được nối.
b) Để xưng hô và biểu thị quan hệ giữa người này với người khác.
c) Để thay thế và biểu thị mối quan hệ giữa các từ ngữ với nhau.
3) Chép lại câu dưới đây rồi gạch dưới cặp từ nối hai vế câu:
Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội.
Gợi ý:
Em làm theo các yêu cầu của bài tập, đọc thật kĩ để xác định các quan hệ từ trong câu.
Trả lời:
2) Trong mỗi ví dụ ở câu 1, từ in đậm được dùng để:
a) Để nối các từ ngữ và biểu thị quan hệ giữa các từ ngữ được nối.
chọn đáp án: a
3) Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội.
Ghi nhớ
1. Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,… 2. Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng một cặp quan hệ từ. Các cặp quan hệ từ thường gặp là: - Vì…nên…; do….nên….; nhờ….mà…: Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả - Nếu…thì…; hễ…thì…: Biểu thị giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả - Tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…: Biểu thị quan hệ tương phản - Không những….mà…; không chỉ…mà….:; Biểu thị quan hệ tăng tiến |
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "A. Hoạt động cơ bản - Bài 11C: Môi trường quanh ta timdapan.com"