Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Em hãy cho biết một số chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 89 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy cho biết một số chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế để chia sẻ hiểu biết về một số chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Lời giải chi tiết:
Một số chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:
- Chính sách của nhà nước để thể hiện quyền bình đẳng dân tộc: Ưu tiên các dân tộc ít người, hỗ trợ kinh tế, ổn định cuộc sống, định canh định cư. Mặt khác, những học sinh của đồng bào dân tộc ít người, khi đi thi thường được cộng thêm điểm ưu tiên so với những học sinh ở khu vực có điều kiện hơn.
- Chính sách của nhà nước thể hiện bình đẳng tôn giáo: mọi người đều có quyền bình đẳng, tự do tôn giáo, không phân biệt đạo giáo hay đạo phật hay không theo đạo. Mọi người đều được coi trọng như nhau. Bằng chứng, hiện tại nhà nước đã cho phép những người thiên chúa giáo tham gia vào hoạt động của nhà nước như: quân đội, chính trị...
a
Trả lời câu hỏi mục 1 phần a trang 90 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc các thông tin sau và thực hiện yêu cầu
- Em hãy cho biết nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các thông tin trên.
- Em hãy nêu ví dụ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Phương pháp giải:
- Đọc các thông tin và nêu được nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các thông tin đó.
- Lấy ví dụ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Lời giải chi tiết:
- Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các thông tin:
+ Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là các dân tộc ở Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Mọi dân tộc đều bình đẳng về chính trị, văn hoá, giáo dục.
+ Các dân tộc bình đẳng về chính trị: Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước. Quyền này được thực hiện theo hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
+ Các dân tộc bình đẳng về kinh tế: Trong chính sách phát triển kinh tế, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Các dân tộc bình đẳng về văn hoá, giáo dục: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình. Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy. Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ nền giáo dục của nước nhà.
- Ví dụ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục:
+ Nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương.
+ Chương trình 135 giúp phát triển kinh tế những xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
+ Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi.
+ Chính sách học bổng và cộng thêm điểm ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc khi thi và vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học so với những học sinh ở khu vực có điều kiện hơn.
+ Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được giữ gìn và phát huy
b
Trả lời câu hỏi mục 1 phần b trang 91 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc các thông tin và thực hiện yêu cầu
- Em hãy nêu một số biểu hiện của quyền bình đẳng về tôn giáo trong các thông tin trên.
- Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin và nêu một số biểu hiện của quyền bình đẳng về tôn giáo trong các thông tin đó.
- Nêu một số quy định khác của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Lời giải chi tiết:
- Biểu hiện của quyền bình đẳng về tôn giáo: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là quyền hiến định:
+ Hiến pháp năm 2013 quy định các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo. Những nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo của Hiến pháp năm 2013 được cụ thể hoá trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
+ Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
+ Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.
+ Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng lẫn nhau và không bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo; các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yếu nước, phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, chấp hành pháp luật,...
- Một số quy định khác của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:
Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ Hiến Pháp, pháp luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định về việc Xử lí vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 92 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy cho biết việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống xã hội trong trường hợp sau:
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và cho biết ý nghĩa của việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong trường hợp đó
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống và xã hội của huyện A:
- Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo.
- Tạo sức mạnh phát triển đất nước, xã hội.
- Phát huy các giá trị tốt đẹp của các tôn giáo, dân tộc
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 92 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi
- Em có nhận xét gì về hành vi của anh M?
- Em biết những hành vi nào khác vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?
Phương pháp giải:
- Đọc trường hợp và nhận xét về hành vi của anh M trong trường hợp đó.
- Nêu được những hành vi vi phạm khác của quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Lời giải chi tiết:
- Hành vi của anh M là hành vi vi phạm quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, theo đó, anh M đã có hành vi gây chia rẽ giữa người theo tôn giáo A với những người không theo tôn giáo.
- Các hành vi khác vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:
+ Gây hằn thù, kì thị, chia rẽ, li khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
+ Gây chia rẽ giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội
? mục 4
Trả lời câu hỏi mục 4 trang 93 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy quan sát biểu đồ, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
- Tỉ lệ đại biểu Quốc hội là người đồng bào dân tộc thiểu số qua các khóa thể hiện chính sách nào của Đảng và Nhà nước về dân tộc, tôn giáo? Chính sách đó có ý nghĩa gì?
- Việc làm của anh B trong trường hợp trên có phải là thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không? Vì sao?
Phương pháp giải:
- Nêu được chính sách của Đảng và Nhà nước về dân tộc, tôn giáo trong việc để tỉ lệ đại biểu Quốc hội là người đồng bào dân tộc thiểu số. Nêu ý nghĩa của chính sách đó.
- Đọc trường hợp và phân tích việc làm của anh B trong trường hợp đó. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
- Tỉ lệ đại biểu Quốc hội là người đồng bào dân tộc thiểu số qua các khóa thể hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách đó cho thấy sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền bình đẳng giữa các dân tộc; phát huy quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị, tạo điều kiện để đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
- Việc làm của anh B trong trường hợp là thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo vì anh B đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật để giúp cho tổ chức tôn giáo của mình được thành lập, công nhận và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
1
Trả lời Luyện tập 1 trang 95 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình về nhận định đó. Giải thích
Lời giải chi tiết:
a. Không đồng tình với nhận định a vì các tôn giáo có quyền hoạt động theo giáo lí, giáo luật nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật.
b. Không đồng tình với nhận định b vì quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng trên nền tảng là các quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân.
c. Đồng tình với nhận định c vì quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện thông qua các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn, từ đó giúp giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển trong các lĩnh vực khác nhau.
d. Đồng tình với nhận định d vì theo quy định tại Điều 5 và Điều 24 Hiến pháp năm 2013, công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, không được xâm phạm đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
e. Đồng tình với nhận định e vì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình
2
Trả lời câu hỏi 2 trang 95 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy nhận xét về hành vi của nhân vật, tổ chức trong các trường hợp sau:
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và nhận xét về hành vi của nhân vật, tổ chức trong các trường hợp đó
Lời giải chi tiết:
a. Hành vi ngăn cấm anh A trở thành tín đồ tôn giáo M đang hoạt động hợp pháp là hành vi xâm phạm quyền tự do theo tôn giáo, vi phạm quy định về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
b. Hành vi của anh V và chị H là hành vi phù hợp với quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giúp phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc Ê-đê.
c. Hành vi im lặng của anh K khi biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là hành vi không tự giác thực hiện quy định pháp luật về các quyền này.
3
Trả lời Luyện tập 3 trang 96 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
- Việc làm của chị A có phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc không? Vì sao?
- Em có thể làm gì để góp phần bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo?
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Hành động của chị A xung phong nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là phù hợp với quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Hành động này cần được biểu dương vì góp phần tạo nên sự chuyển biến về văn hoá, giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, rút ngắn sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền.
- Những việc học sinh phổ thông có thể làm để góp phần bảo đảm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:
+ Hiểu đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
+ Tuyên truyền cho gia đình, người thân, bạn bè và cộng đồng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
+ Biết phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong cuộc sống.
4
Trả lời Luyện tập 4 trang 96 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong trường hợp sau:
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và đánh giá hành vi của các nhân vật trong trường hợp đó.
Lời giải chi tiết:
- Hành vi của gia đình anh A phản đối việc kết hôn vì không cùng tôn giáo là hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo vì hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
- Hành vi của cán bộ xã thể hiện việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong việc tuyên truyền để người dân hiểu được bản chất, nội dung của các quyền này.
1
Trả lời Vận dụng 1 trang 96 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy cùng các bạn thảo luận nhóm về thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo ở địa phương em và chia sẻ trước lớp.
Phương pháp giải:
- Thảo luận nhóm về thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo ở địa phương em.
- Chia sẻ trước lớp.
Lời giải chi tiết:
Cần đổi mới công tác truyền thông về dân tộc, tôn giáo
Công tác tuyên truyền, truyền thông (TTTT) về tôn giáo, dân tộc được Đảng, Nhà nước nhận định đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của đồng bào, bài trừ mê tín dị đoan, lợi dụng các vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích động chia rẽ nhân nhân, dân tộc, làm mất an ninh trật tự và an ninh quốc gia.
Bình đẳng, đoàn kết, hỗ trợ cùng phát triển
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vấn đề dân tộc, tôn giáo và công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, phát huy truyền thống và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, đề án quan trọng, có tác dụng to lớn đối với đồng bào dân tộc, tôn giáo. Song song đó, công tác tuyên truyền, truyền thông (TTTT) về dân tộc, tôn giáo, giúp cho cộng đồng hiểu rõ chính sách dân tộc, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta và thực tế tình hình cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập và phát triển được đẩy mạnh.
Với vai trò cơ quan quản lý các cơ quan truyền thông, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, tôn giáo, dân tộc, theo ông Đặng Khắc Lợi, Bộ TT&TT đã nỗ lực thực hiện có hiệu của các chương trình TTTT về dân tộc, tôn giáo, như: Phủ sóng, số hóa các chương trình, tăng cường thời lượng tin bài, thông tin tuyên truyền hướng về cơ sở, tăng thời lượng, nâng cao chất lượng phát thanh truyền hình bằng tiếng dân tộc và dân tộc thiểu số; đẩy mạnh TTTT phổ biến các quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với các cán bộ, nhân dân nhất là trong các chức sắc, tín đồ tôn giáo. Ngoài các ấn phẩm chuyên môn về tôn giáo, liên quan đến công tác tôn giáo, mỗi một tôn giáo đều có ấn phẩm riêng để tuyên truyền chính sách, chủ trương của Đảng về chính sách dân tộc, tôn giáo.
Thực hiện Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng DTTS, thời gian qua, Ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế về kinh tế đã chú trọng xây dựng các chương trình, kế hoạch TTTT về hội nhập kinh tế quốc tế, làm sao giúp đồng bào vùng sâu, vùng xa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Hơn 15 thực hiện Nghị quyết của Đảng về dân tộc và tôn giáo, công tác TTTT về dân tộc, tôn giáo được ghi nhận là góp phần quan trọng, đạt nhiều hiệu quả tích cực. Tuy nhiên hiện công tác TTTT về dân tộc, tôn giáo vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Chỉ rõ nguyên nhân thực trạng trên, ông Hà Việt Quân - cho hay, vùng đồng bào DTTS địa bàn rộng, chia cắt, trải dài, điều kiện tự nhiên xã hội khó khăn; nhiều nhóm dân tộc khác nhau về ngôn ngữ, đặc trưng văn hóa cũng như khả năng tiếp cận TTTT. Mặt khác, công tác TTTT chưa chủ động, sáng tạo về vùng đồng bào DTTS. “Các hình thức truyền thông chưa thực sự chạy theo đời sống thường ngày của bà con, chủ yếu là tuyên truyền theo cách cổ điển qua các hội nghị, hội thảo. Chưa phát huy sự sáng tạo của các loại hình truyền thông, nhất là chưa tận dụng được lợi thế và truyền thông trên mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ hiện nay”- ông Quân nêu.
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, dễ thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Theo PGS Chu Văn Tuấn, từ trước đến nay, công tác TTTT về tôn giáo chủ yếu là về chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước, trong khi còn hạn chế về các giá trị tốt đẹp, đóng góp của tôn giáo; sự tham gia của tôn giáo về các vấn đề của đời sống xã hội. Chính vì vậy, xã hội chưa hiểu về tôn giáo, thậm chí e ngại tuyên truyền về tôn giáo.
Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo
Trước bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng của Việt Nam đi kèm với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng 4.0; sự thay đổi của tình hình chính trị, kinh tế thế giới đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế xã hội Việt Nam nói chung và công tác dân tộc, tôn giáo nói riêng đòi hỏi chúng ta phải có những cơ chế chính sách mới phù hợp hơn, đồng thời đẩy mạnh công tác TTTT về công tác dân tộc, tôn giáo trong tình hình mới.
Trước hết người làm công tác TTTT phải được trang bị hiểu biết đầy đủ kiến thức, hiểu biết về tôn giáo. Đặc biệt đội ngũ làm TTTT có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, giúp họ có kiến thức cơ bản. Tránh sai sót, tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng. Ngoài ra, các cơ quan báo chí cần có chuyên mục về tôn giáo, thực hiện thông tin về chính sách pháp luật cũng như đóng góp các giá trị tôn giáo đối với đời sống xã hội.
Việt Nam có gần 100 triệu dân, 130 triệu thuê bao điện thoại, 65 triệu dùng mạng xã hội. Đại diện Bộ TT&TT - đánh giá, đây là lợi thế trong cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, các cơ quan, Bộ ngành cần nắm bắt tình hình tâm tư tình cảm, các bức xúc của cán bộ, nhân dân về các vấn đề tôn giáo, dân tộc để phát hiện kịp thời các âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động của các thế lực thù địch trên không gian mạng; tăng cường TTTT đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của thế lực thù địch, phản động; phát huy vai trò của báo chí về thông tin chính thống, định hướng dư luận xã hội; tăng cường TTTT về đất nước, con người Việt Nam để củng cố sự đồng thuận trong xã hội. Đồng thời, cơ quan báo chí nên thúc đẩy chuyển đổi số, sử dụng các nền tảng mạng xã hội trong nước như zalo, mocha để lan tỏa thông tin tích cực, chính thống nhằm pha loãng các luồng thông tin sai trái, sai sự thật.
Để góp phần nâng cao nhận thức đúng đắn của xã hội về chính sách pháp luật về dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo; góp phần giữ gìn các trị truyền thống lịch sử, văn hóa, các giá trị tín ngưỡng của các dân tộc, ngày 21/2/2019 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 219 phê duyệt Đề án hỗ trợ TTTT về dân tộc, tôn giáo, mục tiêu là đẩy mạnh hơn nữa công tác TTTT về dân tộc, truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa về dân tộc, tôn giáo; các quan điểm của Đảng, các chính sách pháp luật về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, những giá trị của tôn giáo đối với xã hội; tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc hiện nay.
Đại diện Bộ TT&TT - cho biết, trước yêu cầu đặt ra, hiện Bộ này đã làm việc với các quan liên quan, triển khai các nội dung, cách làm để Đề án đạt hiệu quả, góp phần xây dựng nhận thức đúng đắn của người dân về vấn đề dân tộc, tôn giáo; các chính sách về dân tộc, tôn giáo. Qua đó, giữ gìn các giá trị truyền thống, tăng cường đoàn kết dân tộc; thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế; đấu tranh các biểu hiện lệch lạc về dân tộc, tôn giáo.
Trong chương trình thực hiện mục tiêu về dân tộc, tôn giáo, Quốc hội khóa XIV cũng đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/NQ-QH14, Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, trong chương trình hành động mục tiêu Nghị quyết, cũng dành riêng một dự án riêng về TTTT về luật pháp, thị trường, kiến thức khoa học công nghệ, nông nghiệp để bà con phát triển kinh tế. “Giai đoạn tới được coi là thời gian quyết định trong công tác TTTT về dân tộc, làm sao để phát huy mọi nguồn lực, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi nhanh, bền vững”- ông Quân cho hay.
Trong suốt 20 năm lăn lộn TTTT về hội nhập kinh tế quốc tế khắp các địa phương, vùng đồng bào DTTS, nhận thấy nhiều đồng bào vùng DTTS nói không sõi tiếng phổ thông, trình độ văn hóa hạn chế khi tiếp cận thông tin. Vì vậy, ông Trịnh Minh Anh - cho biết, Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế đã xây dựng một đề án về TTTT về kinh tế quốc tế. Theo đó, thời gian tới, Ban chỉ đạo sẽ đẩy mạnh đa dạng hóa TTTT về hội nhập kinh tế, như TTTT qua mạng hệ thống các trang điện tử từng Bộ ngành; in ấn các ấn phẩm về cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường Việt hóa ngôn ngữ đàm phán để bà con có thể hiểu được. Ngoài ra, áp dụng các hình thức mới, như biên soạn sổ tay cho các cán bộ TTTT, trong đó lựa chọn thông tin chắt lọc, dễ hiểu nhất cho bà con. Tích cực phối hợp các bộ ngành, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa hình thức TTTT để tạo hiệu quả cao nhất.
2
Trả lời Vận dụng 2 trang 96 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Em hãy cùng các bạn thực hiện một sản phẩm có nội dung thể hiện một số hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong đời sống thực tiễn, sau đó chia sẻ trước lớp
Phương pháp giải:
- Thực hiện một sản phẩm có nội dung thể hiện một số hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong đời sống thực tiễn.
- Chia sẻ trước lớp
Lời giải chi tiết:
Vào ngày 23/9/2020 trên trang web và Facebook TTC có đăng tải bài viết “Ứng dụng lễ chùa, nạp tiền được phù hộ cả tháng” với tranh biếm họa của họa sĩ C đã cố tình xúc phạm tính thiêng liêng của đạo Phật, vốn được Hiến pháp và Luật pháp Việt Nam tôn trọng. Cách TTC xúc phạm đức Phật, đạo Phật và cộng đồng Phật giáo toàn cầu và cộng đồng Phật giáo Việt nam là lấy hình ảnh Đức Phật thiêng liêng của hơn 600 triệu người dân trên thế giới và hàng chục triệu người Việt tại Việt Nam. Làm tranh biếm họa nhằm mua vui rẻ tiền, xúi giục quần chúng không đi lễ chùa. Điều này đã gây ra sự bất bình trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam.
Bịa đặt “APP viếng chùa online” nạp tiền để được Phật phù hộ
Bài viết chỉ có hai đoạn. Gồm 110 chữ, có nội dung bịa đặt về một App nào đó chủ trương viếng chùa Online để châm biếm việc lạy Phật và cầu nguyện bình an của quần chúng Phật tử, sách động quần chúng không đi chùa.
Nguyên văn như sau:
“Vài năm trước, dân tình xôn xao khi xuất hiện website lễ chùa Online thì nay việc đi chùa đã được đưa lên… App. Khi cài ứng dụng này, mọi người có thể đến viếng, thắp nhang rất nhiều ngôi chùa trên cả nước. Đặc biệt, người dùng có thể nạp tiền vào App để… được phù hộ.”
“Với mức nạp 20 ngàn đồng, “thí chủ” sẽ được phù hộ trong 1 ngày, nạp 50 ngàn đồng sẽ được bình an trong 1 tháng. Mua gói càng lớn thì ưu đãi càng cao! Hiện App này có hơn 5.000 lượt tải về và hàng trăm đánh giá trên Google Play”.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Chân trời sáng tạo timdapan.com"