Bài 6. Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.


Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 31 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Em hãy chia sẻ suy nghĩ của em về chính sách hỗ trợ, không thu học phí của Chính phủ trong thông tin trên. Theo em, khoản kinh phí hỗ trợ trên được trích từ nguồn nào?

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin và nêu suy nghĩ về chính sách hỗ trợ, không thu học phí của Chính phủ.

- Xác định khoản kinh phí hỗ trợ trên được trích từ nguồn nào.

Lời giải chi tiết:

- Việc Chính phủ đã có chính sách không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với học sinh các cấp thể hiện vai trò quản lí hiệu quả các vấn đề quan trọng của Chính phủ; thể hiện sự linh hoạt, nhạy bén, hỗ trợ kịp thời của Chính phủ nhằm hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần đối với các em học sinh, sinh viên; giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn.

- Theo em, khoản kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn ngân sách nhà nước.


1

Trả lời câu hỏi trang 32 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi.

- Em hiểu thế nào là ngân sách nhà nước?

- Ngân sách nhà nước gồm những khoản và bộ phận nào?

Phương pháp giải:

- Nêu ý hiểu của bản thân về ngân sách nhà nước.

- Quan sát bảng cùng với thông tin em đã tìm hiểu, liệt kê những khoản và bộ phận của ngân sách nhà nước.

Lời giải chi tiết:

- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.

- Ngân sách nhà nước gồm những khoản sau:

+ Khoản thu

+ Khoản chi

- Ngân sách nhà nước gồm các bộ phận:

+ Ngân sách địa phương

+ Ngân sách trung ương


2

Trả lời câu hỏi trang 32 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Em hãy đọc thông tin dưới dây và thực hiện yêu cầu.

- Cho biết, ở nước ta cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước.

- Hãy liệt kê những đặc điểm của ngân hàng nhà nước.

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin 1 và xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước.

- Dựa vào thông tin 1, 2 kết hợp với nội dung kiến thức đã tìm hiểu, liệt kê những đặc điểm của ngân hàng nhà nước.

Lời giải chi tiết:

- Ở nước ta Quốc hội có thẩm quyền thông qua dự toán ngân sách và giám sát ngân sách nhà nước.

- Đặc điểm của ngân hàng nhà nước

+ Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành.

+ Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện.

+ Được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia.

+ Luôn được phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách.


3

Trả lời câu hỏi trang 33 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Em hãy đọc các trường hợp sau và cho biết vai trò của ngân sách nhà nước.

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp 1, 2 kết hợp với kiến thức mà em biết xác định vai trò của ngân sách nhà nước

Lời giải chi tiết:

Vai trò của ngân sách nhà nước

- Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính.

+ Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.

+ Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội.


4

Trả lời câu hỏi trang 34 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Em hãy đọc trường hợp dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Cho biết các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công tin A đã thực hiện.

Phương pháp giải:

- Căn cứ vào Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 từ đó xác định các quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công tin A đã thực hiện.

Lời giải chi tiết:

Quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước mà Công tin A đã thực hiện:

- Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước.

- Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.


1

Trả lời câu hỏi trang 35 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Trao đổi cùng bạn và cho biết em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến sau. Giải thích vì sao.

Phương pháp giải:

Đưa ra quan điểm đồng tình hay không đồng tình rồi đưa ra lí do tại sao lại đưa ra quan điểm ấy.

Lời giải chi tiết:

a – Em không đồng tình với ý kiến trên vì Nhà nước không phải là chủ thể duy nhất có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu chi của ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện, được Quốc hội thông qua và giám sát trực tiếp.

b – Em không đồng tình với ý kiến này vì ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.

c – Em đồng tình với ý kiến trên vì ngân sách nhà nước góp phần điều tiết nền kinh tế bằng cách thông qua các công cụ thuế và thuế suất của nhà nước sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp. Ngoài ra Nhà nước còn dùng ngân sách nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Ngược lại, để hạn chế sản xuất ngân sách nhà nước thực hiện áp đặt các chính sách tài chính, tăng thuế.

d – Em không đồng ý tình với ý kiến trên vì nếu bội chi ngân sách kéo dài hoặc luôn được duy trì sẽ gây rối loạn lưu thông tiền tệ và giá cả, dẫn đến lạm phát, ảnh hưởng xấu đến quá trình tái sản xuất toàn bộ nền kinh tế và đời sống của các tầng lớp nhân dân.


2

Trả lời câu hỏi trang 36 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Em hãy đọc các nội dung sau và cho biết nội dung nào không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước. Vì sao?

Phương pháp giải:

Tìm hiểu kĩ các đặc điểm của ngân sách nhà nước và xác định các nội dung không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước và giải thích vì sao.

Lời giải chi tiết:

Nội dung b, d không phải đặc điểm của ngân sách nhà nước vì đây là hai trong những vai trò của ngân sách nhà nước


3

Trả lời câu hỏi trang 36 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Thảo luận cùng bạn và cho biết ý kiến của em với các hành vi thực hiện pháp luật về ngân sách trong các trường hợp sau:

Phương pháp giải:

- Trao đổi ý kiến cùng bạn để xác định các hình vi thực hiện pháp luật về ngân sách trong các trường hợp.

- Nêu ý kiến của bản thân về các hành vi đó.

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét:

+ Hành vi chưa hoàn thành nghĩa vụ ngân sách nhà nước của Doanh nghiệp A là hành vi vi phạm Luật Ngân sách nhà nước. Bởi Doanh nghiệp A chưa thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Địa phương T đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ theo quy định của pháp luật. Địa phương T đã thực hiện công khai minh bạch số liệu dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước đầy đủ, đúng hạn.

+ Công ti M đã thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đầy đủ, đúng hạn theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Công ti M còn tuyên truyền cung cấp thông tin đến người lao động về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện các chính sách thuế.


1

Trả lời câu hỏi trang 36 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Em hãy vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.

Phương pháp giải:

Liệt kê đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước, từ đó vẽ sơ đồ tư duy theo những ý đã liệt kê.

Lời giải chi tiết:


2

Trả lời câu hỏi trang 36 sách giáo khoa GDCD 10 – Chân trời sáng tạo

Hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước để tuyên truyền đến bạn bè, người thân.

Phương pháp giải:

- Lựa chọn một sản phẩm tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước trong các hình thức sau: tranh vẽ, ảnh, bài báo, inforgraphic,…

- Lựa chọn nội dung tuyên truyền và thiết kế sản phẩm theo hình thức đã chọn.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý sản phẩm tuyên truyền:

- Nội dung: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước.

+ Nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp được Nhà nước trợ cấp, hỗ trợ vốn và kinh phí theo dự toán được giao thì phải quản lý, sử dụng các khoản vốn và kinh phí đó đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả và quyết toán với cơ quan tài chính.

+ Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và công khai ngân sách.  

+ Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách theo quy định của pháp luật.

- Hình thức:

+ Tranh vẽ, ảnh

+ Inforgraphic

+ Bài báo

Tranh 1 – Quyền được tham gia giám sát cộng đồng về tài chính - ngân sách