Bài 2. Các chủ thể của nền kinh tế
Em hãy nghe bài hát “Bài ca xây dựng” (sáng tác: Hoàng Vân) và trả lời câu hỏi:
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 11 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy nghe bài hát “Bài ca xây dựng” (sáng tác: Hoàng Vân) và trả lời câu hỏi:
1. Nội dung bài hát ca ngợi những người lao động đang tham gia hoạt động kinh tế nào?
2. Họ có đóng góp gì cho nền kinh tế?
Phương pháp giải:
Em hãy tìm và lắng nghe bài hát để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
1. Những người lao động trong bài hát đang tham gia hoạt động xây dựng nhà, các công trình kiến trúc độc đáo,...
2. Họ đã góp phần phát triển du lịch và dịch vụ cho đất nước.
1
Trả lời câu hỏi trang 12 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy quan sát tranh và đọc trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
Các nhân vật trong các bức tranh và anh Q tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì? Họ có đóng góp gì cho đời sống xã hội?
Phương pháp giải:
- Quan sát các bức tranh và vai trò của các nhân vật trong tranh.
- Đọc trường hợp và nêu những đóng góp của các nhân vật đối với đời sống xã hội.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Anh Q là chủ thể sản xuất của doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ nội thất và là cổ đông của công ty may mặt ABC.
=> Góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động ở địa phương, đóng thuế cho ngân sách nhà nước và tham gia các hoạt động từ thiện.
- Tranh 2: là chủ thể sản xuất, công nhân may của công ty ABC
=> Góp phần phát triển tạo ra các sản phẩm may mặc cho công ty, giúp cho người tiêu dùng có thể tiếp cận đến các sản phẩm của công ty sản xuất.
2
Trả lời câu hỏi trang 13 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy quan sát tranh và đọc thông tin để trả lời câu hỏi:
1. Các nhân vật trong các bức tranh tham gia nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?
2. Người tiêu dùng có vai trò gì đối với sự phát triển của xã hội? Vì sao người tiêu dùng phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội?
Phương pháp giải:
- Quan sát tranh và nêu vai trò của các nhân vật trong tranh.
- Đọc thông tin và nêu vai trò và trách nhiệm của người tiêu dùng đối với sự phát triển xã hội.
Lời giải chi tiết:
1. Các nhân vật trong các tranh đóng vai trò là chủ thể tiêu dùng.
2. Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
Người tiêu dùng phải có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội vì người tiêu dùng là lực lượng chiếm đại đã số trong xã hội. Mỗi lựa chọn của người tiêu dùng đều có sự ảnh hưởng nhất định đối với đời sống xã hội. Bởi vậy người tiêu dùng nên thể hiện trách nhiệm của mình bằng cách lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người.
3
Trả lời câu hỏi trang 13 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy quan sát tranh và đọc các thông tin để trả lời câu hỏi:
Chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong mỗi bức tranh trên là ai? Hoạt động của họ có đóng góp gì cho đời sống xã hội?
Phương pháp giải:
- Quan sát tranh và chỉ ra chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong tranh.
- Đọc các thông tin và chỉ ra những đóng góp của các nhân vật trong tranh đối với đời sống xã hội.
Lời giải chi tiết:
Chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong bức tranh trên là chủ thể trung gian: Nhà phân phối hàng hóa, môi giới việc làm. Họ giúp việc lưu thông hàng hoá tập trung về đầu mối và phân phối đi các nơi nhanh gọn, hiệu quả, giúp cho việc tìm kiếm việc làm của người lao động thuận lợi, nhanh chóng hơn.
4
Trả lời câu hỏi trang 14 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy cùng nhóm học tập quan sát hình ảnh, đọc các thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1. Nội dung các hình ảnh trên thể hiện Nhà nước đã làm gì để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế được tự chủ, tổ chức các hoạt động kinh tế thuận lợi?
2. Thông tin 1 cho thấy Nhà nước đã làm gì trước những khó khăn của nền kinh tế do tác động của đại dịch COVID – 19?
3. Thông tin 2 cho biết Nhà nước đã làm gì để giải quyết vấn đề đói nghèo trong xã hội, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa?
Phương pháp giải:
- Quan sát các hình ảnh để trả lời câu hỏi.
- Đọc các thông tin để nêu lên những việc Nhà nước đã làm trước những khó khăn, thách thức mà đất nước gặp phải.
Lời giải chi tiết:
1. Nhà nước tạo môi trường pháp lí thuận lợi và đảm bảo ổn định chính trị xã hội cho sự phát triển kinh tế. Nhà nước cũng tổ chức các hội nghị với các doanh nghiệp để có thể bàn bạc, thảo luận, đưa ra những giải pháp trước những khó khăn, thử thách.
2. Thông tin 1 cho thấy Nhà nước đã nhanh chóng ban hành những cơ chế, chính sách như giãn nợ, miễn giảm thuế.... nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh: giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi địch bệnh.
3. Thông tin 2 cho biết Nhà nước đã triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo đến các vùng miễn núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo. Điều đó đã tạo chuyển biến tích cực về sản xuất, cảii thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng miền trong nước.
1
Trả lời câu hỏi trang 15 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:
*Trường hợp 1:
1. Em hiểu thế nào là tiêu dùng an toàn?
2. Để thực hiện tiêu dùng an toàn, vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất, chủ thể trung gian được thể hiện như thế nào?
*Trường hợp 2:
1. Tập đoàn N có đóng góp gì cho đời sống xã hội?
2. Thông qua tập đoàn N, Nhà nước thể hiện vai trò chủ thể kinh tế như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các trường hợp và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
*Trường hợp 1:
1. Tiêu dùng an toàn là sử dụng những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng, nhãn hiệu có tên tuổi trên thị trường uy tín, chất lượng, đạt tiêu chuẩn VietGAP và thân thiện với môi trường.
2. Để thực hiện tiêu dùng an toàn, vai trò của người tiêu dùng, người sản xuất, chủ thể trung gian là vô cùng quan trọng.
- Người tiêu dùng cần: lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người.
- Người sản xuất cần: cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không gây tổn hại đến sức khỏe là lợi ích của con người trong xã hội.
*Trường hợp 2:
1. Những đóng góp cùa tập đoàn N đối với đời sống xã hội là: Cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông, duy trì và phát triển các dịc vụ viễn thông, cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân cho cả nước, phát triển mạnh giải pháp đô thị thông minh, phát triển dịch vụ số cá nhân.
2. Theo em, thông qua tập đoàn N, nhà nước tạo môi trường kính tế vĩ mô ôn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo mục tiêu; xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, kết cấu hạ tầng xã hội, phát triển và kinh doanh những dịch vụ công cộng như bảo đảm an ninh, quốc phòng, tài chính, tín dụng, năng lượng, giao thông, viễn thông.
2
Trả lời câu hỏi trang 15, 16 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Nhận xét việc thực hiện trách nhiệm công dân của các chủ thể kinh tế khi tham gia các hoạt động kinh tế trong những trường hợp sau:
*Trường hợp 1:
1. Anh V đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo việc làm, thu nhập cho bản thân và thể hiện trách nhiệm công dân khi tham gia hoạt động kinh tế như thế nào?
2. Em có suy nghĩ gì từ việc lập nghiệp của anh V?
*Trường hợp 2:
1. Nêu nhận xét của em về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
2. Em đã cùng gia đình hưởng ứng cuộc vận động này như thế nào?
Phương pháp giải:
- Em đọc các trường hợp để trả lời câu hỏi.
- Dựa vào hiểu biết và liên hệ bản thân để nói lên suy nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
*Trường hợp 1:
1. Anh V đã tích lũy một số tiền, mua phông bạt, bàn ghế làm dịch vụ cho thuê. Sau khi nhân được sự tư vấn, anh vay vốn ngân hàng, đầu tư hoạt động kinh doanh tổ chức sự kiện. Từ đó, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho bản thân và gia đình, tạo việc làm cho gần chục nhân công là các thanh niên trong xã. Anh còn tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
2. Từ câu chuyện lập nghiệp của anh V, em cảm thấy anh là một người có chí hướng và biết phấn đấu vì sự nghiệp, không ngại khó, gian nan, vất vả và đã xây dựng sự nghiệp thành công.
*Trường hợp 2:
1. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Cuộc vận động còn phát huy mạnh mẽ ý chí yêu nước, lòng tự hào dân tộc, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
2. Em đã cùng gia đình hưởng ứng cuộc vận động bằng cách mua các sản phẩm hằng ngày là hàng Việt Nam, giới thiệu các sản phẩm là hàng Việt Nam đến cho mọi người xung quanh cùng ủng hộ và tin dùng.
3
Trả lời câu hỏi trang 16 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy xử lí các tình huống sau:
a. Nghe tin nông dân một số nơi đang gặp khó khăn vì hàng ngàn tấn nông sản không tiêu thụ được, T rủ H đi mua 5kg củ cải để ủng hộ bà con nhưng bị ngăn lại: “Nhà chỉ có hai mẹ con, cậu mua nhiều củ cải làm gì!”.
Nếu là T, em sẽ nói gì với H?
b. Chị P vui mừng báo tin cho K có công ty môi giới việc làm trên Internet giới thiệu chị làm nhân viên bán hàng của siêu thị X với mức lệ phí môi giới 300 000 đồng.
Nếu là K, em sẽ nói gì với chị P?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các tình huống và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. Nếu là T, em sẽ nói với H là: Tuy mình không ăn hết nhưng có thể mua để giải cứu hàng nông sản của người dân, giúp người trồng có thêm thu nhập và lấy lại nguồn vốn để canh tác. Nếu không ăn hết có thể chia sẻ cho người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
b. Nếu là K, em sẽ nói với chị P rằng: Nên tìm hiểu kĩ về công ty môi giới trên Internet xem có uy tín và đủ tin cậy hay không. Đồng thời tìm hiểu siêu thị X có đang tuyển nhân viên hay không. Nên cẩn thận tránh trường hợp bị lừa đảo
1
Trả lời câu hỏi trang 16 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy viết bài chia sẻ việc bản thân hoặc gia đình em đã tham gia nền kinh tế với tư cách một chủ thể kinh tế và đã thể hiện vai trò của chủ thể đó như thế nào.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức bài học và tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài viết
Lời giải chi tiết:
Em có thể dựa vào các gợi ý sau để hoàn thành bài viết:
- Bản thân em và gia đình đóng vai trò là chủ thể gì đối với nền kinh tế? (Chủ thể sản xuất, chủ thể tiêu dùng?,...)
- Em và gia đình đã thực hiện vai trò chủ thể đó như thế nào?
- Nêu lên những hành động cụ thể mà em và gia đình đã thực hiện.
- Nêu cảm nghĩ của em khi thực hiện những điều đó.
2
Trả lời câu hỏi trang 10 sách giáo khoa GDCD 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông (viết khẩu hiệu, vẽ tranh) thể hiện thông điệp phát triển kinh tế phải gắn liên với bảo vệ môi trường.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết và sự sáng tạo của bản thân để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Em có thể dựa trên các hoạt động giúp phát triển kinh tế đồng thời gắn với bảo vệ môi trường mà em quan sát được, hoặc em thực hiện trong cuộc sống hằng ngày như: Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, quy trình sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường,... Từ đó tìm kiếm nguồn cảm hứng để thiết kế sản phẩm truyền thông.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 2. Các chủ thể của nền kinh tế timdapan.com"