Bài 4. Giữ chữ tín
Trong cuộc sống, có khi nào em cam kết hoặc người khác cam kết với em một điều gì đó mà không thực hiện được chưa?
Mở đầu
Trả lời câu hỏi trang 18 sách giáo khoa GDCD 10 - Kết nối tri thức:
Trong cuộc sống, có khi nào em cam kết hoặc người khác cam kết với em một điều gì đó mà không thực hiện được chưa? Lúc đó, em cảm thấy thế nào?
Phương pháp giải:
- Nêu được hoàn cảnh, lý do khi không thực hiện được những lời cam kết.
- Chia sẻ cảm nhận khi không thực hiện được lời cam kết đó.
Lời giải chi tiết:
- Tuần vừa qua, em hứa với mẹ sẽ chăm chỉ học tập và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Nhưng do còn mải chơi và lười biếng nên kết quả bài kiểm tra không được như mong đợi. Em cảm thấy vô cùng áy náy và có lỗi với mẹ.
- Bạn Lan hứa nhưng không trả truyện em đúng hẹn. Em cảm thấy khá bực mình vì bạn không giữ chữ tín.
1
Trả lời câu hỏi Khám phá 1 trang 19 sách giáo khoa GDCD 10 - Kết nối tri thức:
a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn đã thể hiện điều gì?
b) Theo em thế nào là chữ tín?
Phương pháp giải:
- Đọc câu chuyện và nêu lên những nhận xét về việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn.
- Nêu được khái niệm của chữ tín.
Lời giải chi tiết:
a) Việc cậu bé cố gắng tìm cách trả lại tiền cho vị đạo diễn thể hiện cậu bé là người biết trung thực, thật thà và giữ chữ tín.
b) Theo em, chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau. Giữ chữ tín chính là giữ gìn niềm tin của người khác dành cho mình.
2
Trả lời câu hỏi Khám phá 2 trang 20 sách giáo khoa GDCD 10 - Kết nối tri thức:
a) Nêu những biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín trong các bức tranh
b) Hãy kể thêm một số biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín
Phương pháp giải:
- Quan sát các bức tranh và nêu những biểu hiện giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
- Kể thêm một số biểu hiện của việc giữ chữ tín và không giữ chữ tín
Lời giải chi tiết:
a)
Tranh 1: Biểu hiện của việc giữ chữ tín: Bố mẹ giữ lời hứa khi con đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Dù cần tiết kiệm tiền để sửa nhà nhưng vẫn tặng con một chiếc xe đạp mới như đúng lời hứa.
Tranh 2: Biểu hiện của việc giữ chữ tín: Bạn đến đúng hẹn mặc dù trời mưa.
Tranh 3: Biểu hiện của việc không giữ chữ tín: Bạn không trung thực, không thống nhất giữa lời nói và việc làm vì không muốn tốn thời gian mà mặc kệ những hậu quả về sau.
Tranh 4: Biểu hiện của việc giữ chữ tín: Bạn Thành đã thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của bản thân vì thế bạn nhận được sự tin tưởng của thầy cô và các bạn bè trong lớp.
b)
- Một số biểu hiện của việc giữ chữ tín
+ Bạn A luôn nhận lỗi khi làm sai.
+ Bạn K thực hiện đúng nội quy, quy định của trường lớp.
+ Bạn T xin nghỉ 1 hôm do gia đình có việc. Sau đó T đã mượn vở bạn chép bài và làm bài tập đầy đủ như lời hứa trong giấy xin phép nghỉ học.
- Một số biểu hiện không giữ chữ tín:
+ Bạn M hứa với cha, mẹ sẽ học xong bài tập mới đi ngủ, nhưng bạn M vẫn đi ngủ dù chưa làm xong bài.
+ Bạn P mượn bạn quyển truyện và hứa sẽ trả lại vào ngày hôm sau, nhưng do chưa đọc xong nên bạn không trả đúng như đã hẹn.
3
Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 19 sách giáo khoa GDCD 10 - Kết nối tri thức:
a) Việc giữ chữ tín đã đem lại điều gì cho công ty ở Nhật Bản
b) Hãy nêu hậu quả của việc không giữ chữ tín. Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín?
Phương pháp giải:
- Đọc thông tin và nêu được lợi ích của việc giữ chữ tín đem lại cho công ty ở Nhật Bản.
- Nêu hậu quả của việc không giữ chữ tín và giải thích lí do vì sao cần giữa chữ tín.
Lời giải chi tiết:
a) Việc giữ chữ tín đã đem cho công ty ở Nhật Bản sự tôn trọng, tin tưởng của các công ty ở Mỹ. Chữ tín là tài sản vô giá trong sự hợp tác giữa các công ty. Nhờ vậy mà công ty ở Mỹ đã quyết định coi công ty ở Nhật Bản là một đối tác thân thiết và hợp tác với công ty ở Nhât Bản trong thời gian dài.
b)
- Việc không giữ chữ tín khiến chúng ta làm mất niềm tin của những người xung quanh.
- Chúng ta cần giữ chữ tín để nhận được sự tin tưởng, tôn trọng, hợp tác dễ thành công hơn trong cuộc sống và góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
1
Trả lời câu hỏi 1 trang 22 SGK GDCD 7– Kết nối tri thức:
Em cùng các bạn chơi trò chơi "Ai nhanh hơn?"
- Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về việc giữ chữ tín. Ai tìm được nhanh và nhiều câu đúng hơn sẽ thắng.
- Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của câu ca dao tục ngữ tìm được.
Phương pháp giải:
- Cùng các bạn tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về việc giữ chữ tín.
- Từ những câu ca dao tục ngữ vừa tìm được, nêu lên ý nghĩa của chúng đối với cuộc sống hàng ngày
Lời giải chi tiết:
Những câu ca dao, tục ngữ nói về việc giữ chữ tín:
- Hứa hươu, hứa vượn.
- Rao ngọc, bán đá.
- Quân tử nhất ngôn.
- Chữ tín còn quý hơn vàng.
- Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ
Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
=> Những câu ca dao tục ngữ trên dạy chúng ta phải biết giữ chữ tín, lòng tin của người khác đối với mình. Người giữ chữ tín tức là giữ thể diện cho bản thân uy tín và giữ cho nhân cách đạo đức của chính mình.
2
Trả lời câu hỏi 2 trang 22 SGK GDCD 7– Kết nối tri thức:
Em đồng hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Giữ chữ tín là coi trọng niềm tin của mình với tất cả mọi người.
b) Làm tốt công việc mình đã cam kết chính là giữ chữ tín.
c) Để giữ chữ tín, cần phải thực hiện lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào.
d) Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần phải giữ chữ tín.
e) Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài
Phương pháp giải:
- Đọc những tình huống và nêu lên quan điểm của bản thân.
- Lí giải vì sao mình đồng tình hoặc không đồng tình.
Lời giải chi tiết:
Ý kiến a: Em đồng tình vì chữ tín gìn giữ các mối quan hệ tốt đẹp của con người trong cuộc sống.
Ý kiến b: Em đồng tình vì muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần thực hiện tốt công việc như bản thân đã cam kết.
Ý kiến c: Em đồng tình vì giữ lời hứa trong bất kì hoàn cảnh nào, với bất kì đối tượng nào thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa đó.
Ý kiến d: Em không đồng tình vì bất cứ ai kể cả người lớn và trẻ con đều phải giữ chữ tín.Nếu một đứa trẻ thường xuyên hứa nhưng không thực hiện được sẽ làm mất niềm tin của mọi người xung quanh.
Ý kiến e: Em đồng tình vì người thất tín sẽ không ai tin chúng ta nữa, dù có làm gì cũng sẽ không thể nào lấy lại được niềm tin đã mất.
3
Trả lời câu hỏi 3 trang 22 SGK GDCD 7– Kết nối tri thức:
Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín? Vì sao?
a) H hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được.H gọi điện xin lỗi P và hẹn hôm khác sẽ đi.
b) V hứa sẽ giúp D học tốt môn Tiếng Anh.Tuy bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn D. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ Tiếng Anh của D đã tiến bộ.
c) T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần.Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ " Chắc C đã đọc truyện rồi" nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả
d) Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều nhưng bà nhất quyết không làm theo.
Phương pháp giải:
- Đọc những trường hợp và nêu lên nhận xét về hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín.
- Lí giải vì sao đồng tình hoặc không đồng tình.
Lời giải chi tiết:
- Trường hợp b và d: V và bà X đều là những người biết giữ chữ tín
+Ý b, vì V giữ đúng lời hứa của mình. Mặc dù vô cùng bận rộn nhưng vẫn giúp đỡ D môn Tiếng Anh.
+Ý d, vì bà X là người thống nhất giữa lời nói và việc làm. Cho dù lợi nhuận thấp, bà vẫn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân để mọi người đều được sử dụng thực phẩm sạch
- Trường hợp c: H, T là những người không giữ chữ tín.
+Ý a, vì H vì đã hẹn đi xem xiếc nhưng lại không đi được. Tuy nhiên H đã gọi điện xin lỗi P và hẹn một buổi hẹn khác để không bị lỡ hẹn với P.
+Ý c, vì T trả đồ không đúng hẹn. Nếu T chưa đọc xong thì cần xin phép C nếu bạn đồng ý mới được giữ lại quyển truyện đó.
4
Trả lời câu hỏi 4 trang 23 SGK GDCD 7– Kết nối tri thức:
Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn trong các tình huống sau:
a. Ngày thứ Bảy, Y giúp mẹ bán rau. Có khách đến mua rau, họ đã trả tiền và nhờ Y nhặt rau giúp. Nhưng đã cuối ngày mà không thấy người khách quay lại.
b. Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho M nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. M cố gắng học và đã đạt được danh hiệu đó. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc khó khăn, thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho M.
Phương pháp giải:
Nhập các nhân vật để trả lời
Lời giải chi tiết:
a. Em sẽ khuyên Y đợi khách thêm một chút thời gian một chút thời gian. Nếu hôm nay khách quên không đến lấy rau thì em sẽ nói với mẹ để trả lại tiền cho khách.
b.
- M là một bạn biết giữ chữ tín khi cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân để đạt danh hiệu Học sinh giỏi.
- Nếu là M em sẽ thông cảm với bố mẹ. Em sẽ xin bố mẹ mua một món quà có giá trị vật chất nhỏ hơn như một quyển sách hoặc một hộp màu thay cho để phù hợp với thu nhập, điều kiện kinh tế của gia đình.
1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 23 SGK GDCD 7– Kết nối tri thức:
Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về lời khuyên:" Hãy tiết kiệm lời hứa"
Phương pháp giải:
Trình bày suy nghĩ cảm nhận về lời khuyên “Hãy tiết kiệm lời hứa”
Lời giải chi tiết:
Có thể nói, giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người vì trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không và đã hứa thì phải giữ, nếu không thực hiện được thì phải gánh chịu hậu quả, không được che dấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm. Còn nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không những không tin tưởng bạn mà còn xa lánh bạn. Ví dụ như bạn rất tin tưởng và giao một công việc rất quan trọng cho một người bạn nhưng người đó lại không thực hiện mà ngược lại: họ tìm cớ để đùn đẩy trách nghiệm cho việc không giữ lời hứa đó, không thực hiện vì những nguyên nhân này, nguyên nhân khác nghe rất êm tai nhưng sự thật đằng sau lại là người đó lười hoặc quên…. Bạn sẽ cảm thấy mình bị lừa dối và không được tôn trọng. Nếu bạn cũng làm vậy với những người khác, lời hứa của bạn chẳng có chút giá trị nào cả, và uy tín của bạn cũng từ đó mà giảm sút. Vì thế lời hứa cũng cần phải tiết kiệm, mỗi người đều chỉ nên nói ra lời hứa khi bản thân có thể làm được và phải cố gắng hết sức để thực hiện được lời hứa đó.
2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 23 SGK GDCD 7– Kết nối tri thức:
Cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề "Giữ chữ tín trong học sinh" (Ví dụ: giữ lời hứa, trung thực trong thi cử...)
Lời giải chi tiết:
Em hãy cùng các bạn xây dựng kịch bản và tự thực hành.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 4. Giữ chữ tín timdapan.com"