Giải Đọc hiểu trang 63 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2

Đọc bài Lớp học trên đường. Viết vào chỗ trống tên những học sinh trong lớp học của cụ Vi-ta-li. Quá trình học chữ của Rê-mi và Ca-pi diễn ra như thế nào? Em thích nhất nhân vật nào trong bài? Vì sao?. Điền dấu gạch ngang vào chỗ thích hợp trong mỗi đoạn sau.


Câu 1

Đọc bài Lớp học trên đường (SGK Tiếng Việt 5, tập hai, trang 153) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Câu 1:

Viết vào chỗ trống tên những học sinh trong lớp học của cụ Vi-ta-li: 


Phương pháp giải:

Em dựa vào bào đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Những học sinh trong lớp học của cụ Vi-ta-li: Rê-mi và Ca-pi. 


Câu 2

Quá trình học chữ của Rê-mi và Ca-pi diễn ra như thế nào? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn từ “Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi.....những chữ gỗ trong bảng chữ cái.” Để tìm câu trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Lúc đầu, Rê-mi học tấn tới hơn Ca-pi.

Tuy nhiên, Rê-mi thông minh hơn Ca-pi

Kết quả cuối cùng của Rê-mi là: đọc được

Lúc đầu, Ca-pi được khen sẽ biết đọc trước Rê-mi

Tuy nhiên, Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi

Kết quả cuối cùng của Ca-pi là: chỉ biết “viết” tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.


Câu 3

Theo em, vì sao cụ Vi-ta-li nói với Rê-mi rằng: “Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn”? 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ thời thoại của nhân vật Rê-mi ở đoạn cuối bài đọc Lớp học trên đường để tìm câu trả lời.

“Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên con nhớ mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.”

Lời giải chi tiết:

Cụ Vi-ta-li nói với Rê-mi rằng: “Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn” vì Rê-mi rất thích và biết cảm nhận âm nhạc. Khi nghe thầy hát, Rê-mi cảm nhận được các cung bậc cảm xúc khác nhau. 


Câu 4

Em thích nhất nhân vật nào trong bài? Vì sao? 

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Em thích nhất nhân vật Rê-mi. Vì Rê-mi là đứa trẻ rất ham học, nỗ lực học tập. Ngoài ra cậu còn là người có tâm hồn, biết yêu và cảm nhận âm nhạc. 


Câu 5

Quan sát các bức ảnh sau và viết vào dưới mỗi bức ảnh quyền của trẻ em: 

Phương pháp giải:

Em quan sát tranh, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:


Câu 6

Đọc kĩ nội dung Điều 15, 16, 17, 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (bài Tập đọc tuần 33) rồi ghi lại những ý tóm tắt vào bảng sau: 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ nội dung Điều 15, 16, 17, 21 và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Quyền của trẻ em

Bổn phận của trẻ em

Điều 15: Quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.

Điểu 16: Quyền được học tập của trẻ em.

Điều 17: Quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em.

Điều 21

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình.

- Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường.


Câu 7

Điền dấu gạch ngang vào chỗ thích hợp trong mỗi đoạn sau: 

a) Trời nắng rất đẹp nhưng cậu bé vẫn lấy đôi ủng cao su ra đi. Thấy vậy, bà mẹ bảo:

Con yêu, ở ngoài đường khô ráo lắm, làm gì có chỗ nào có bùn bẩn và vũng nước mà con phải đi ủng?

Cậu bé trả lời:

Con khắc tìm được những chỗ đó mẹ ạ.

b) Dãy Trường Sơn có hai phần:

Từ thung lũng sông Cả đến đèo Hải Vân được gọi là Trường Sơn Bắc.

Từ đèo Hải Vân đến giáp vùng Đông Nam Bộ được gọi là Trường Sơn Nam.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

a) Trời nắng rất đẹp nhưng cậu bé vẫn lấy đôi ủng cao su ra đi. Thấy vậy, bà mẹ bảo:

- Con yêu, ở ngoài đường khô ráo lắm, làm gì có chỗ nào có bùn bẩn và vũng nước mà con phải đi ủng?

Cậu bé trả lời:

- Con khắc tìm được những chỗ đó mẹ ạ.

b) Dãy Trường Sơn có hai phần:

- Từ thung lũng sông Cả đến đèo Hải Vân được gọi là Trường Sơn Bắc.

- Từ đèo Hải Vân đến giáp vùng Đông Nam Bộ được gọi là Trường Sơn Nam.



Từ khóa phổ biến