Giải Đọc hiểu trang 60 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2
Đọc bài Ba pho tượng. Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau. Chàng thanh niên đã dùng cách nào để phát hiện ra bí mật của ba pho tượng. Chàng thanh niên đã phát hiện ra đặc điểm gì của từng pho tượng. Chàng thanh niên đã phát hiện ra đặc điểm gì của từng pho tượng.
Bài đọc
Đọc bài Ba pho tượng và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
BA PHO TƯỢNG
Có vị tiểu vương gửi biếu hoàng đế nước láng giềng ba pho tượng giống hệt nhau và cho biết giá trị của chúng khác nhau. Vị tiểu vương muốn thử tài các quần thần của hoàng để xem họ thông thái đến đâu. Nhận được món quà, hoàng đế cho quần thần xem xét nhưng không ai tìm ra sự khác nhau giữa ba pho tượng. Tin đồn về ba pho tượng bí hiểm lan khắp kinh thành. Một chàng thanh niên nhà nghèo nhưng chăm học biết tin, liền nhờ tâu với hoàng đế cho phép chàng xem tượng để đoán ra điều bí mật.
Hoàng đế triệu chàng vào cung. Chàng quan sát ba pho tượng từ mọi phía và phát hiện ra rằng tai của ba pho tượng đều có lỗ thủng. Chàng lấy một cọng rơm luồn vào tai pho tượng thứ nhất thì thấy đầu cọng rơm nhô ra ở miệng tượng. Khi làm như vậy với pho tượng thứ hai thì đầu cọng rơm nhô ra ở lỗ tai bên kia, còn pho tượng thứ ba thì đầu cọng rơm cứ chui mãi vào trong bụng tượng. Sau mấy giây suy nghĩ, chàng trai bèn nói với hoàng đế:
– Tâu hoàng đế, những pho tượng này cũng có đặc điểm như con người. Pho tượng thứ nhất giống loại người nghe thấy chuyện gì đều đem kể cho người khác. Loại người này không thể tin cậy được. Giá trị của pho tượng này rất thấp. Pho tượng thứ hai giống loại người nghe tai này lại lọt qua tai kia, chẳng hiểu được gì. Đó là loại người đầu óc rỗng tuếch. Còn pho tượng thứ ba giống loại người nghe được điều gì đều giữ lại trong lòng để suy ngẫm. Đây chính là pho tượng có giá trị nhất.
Hoàng đế nghe vậy rất hài lòng, bèn ra lệnh cho cận thần viết thư trả lời vị tiểu vương kia. Còn chàng trai thông minh thì được ban tặng nhiều vàng bạc và đưa về kinh thành để nuôi dạy thành người tài.
(Truyện cổ Ấn Độ – Theo bản dịch của Nguyễn Chi Mai)
Câu 1
Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
– Vị tiểu vương gửi biếu hoàng đế láng giềng món quà đặc biệt, đó là............................................
– Vị tiểu vương gửi món quà đặc biệt là để......................................................................................
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn một của bài đọc Ba pho tượng để tìm câu trả lời.
“Có vị tiểu vương gửi biếu hoàng đế nước láng giềng ba pho tượng giống hệt nhau và cho biết giá trị của chúng khác nhau. Vị tiểu vương muốn thử sức các quần thần của hoàng đế xem họ thông thái đến đâu.”
Lời giải chi tiết:
– Vị tiểu vương gửi biếu hoàng đế láng giềng món quà đặc biệt, đó là ba pho tượng giống hệt nhau và cho biết giá trị của chúng khác nhau.
– Vị tiểu vương gửi món quà đặc biệt là để thử sức các quần thần của hoàng đế xem họ thông thái đến đâu.
Câu 2
Chàng thanh niên đã dùng cách nào để phát hiện ra bí mật của ba pho tượng?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ ba của bài đọc Ba pho tượng để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Chàng thanh niên đã quan sát ba pho tượng từ mọi phía và phát hiện ra rằng tai của ba pho tượng đều có lỗ thủng. Chàng lấy một cọng rơm luồn vào tai pho tượng thứ nhất thì thấy đầu cọng rơm nhô ra ở miệng tượng. Khi làm như vậy với pho tượng thứ hai thì đầu cọng rơm nhô ra ở lỗ tai bên kia, còn pho tượng thứ ba thì đầu cọng rơm cứ chui mãi vào trong bụng tượng.
Câu 3
Chàng thanh niên đã phát hiện ra đặc điểm gì của từng pho tượng?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời thoại của chàng thanh niên để tìm ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Em hãy đặt một tên khác cho câu chuyện này và giải thích vì sao em lại đặt tên như vậy.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tên khác: Sự thông minh của chàng trai
Vì nhờ có sự thông minh của chàng trai mà điều đặc biệt của ba pho tượng đã được giải đáp.
Câu 5
Viết vào chỗ trống các từ chỉ trẻ em theo yêu cầu sau:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a) Từ chỉ trẻ em có sắc thái coi trọng (M: nhi đồng): thiếu nhi, mầm non, trẻ thơ,....
b) Từ chỉ trẻ em có sắc thái bình thường (M: trẻ con): trẻ em, con trẻ,...
c) Từ chỉ trẻ em có sắc thái coi thường (M: trẻ ranh): nhãi ranh, nhóc con, ranh con,....
Câu 6
Nối hình ảnh so sánh ở cột A với tác dụng của hình ảnh so sánh ở cột B cho phù hợp:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu 7
Đặt dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:
Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng xuống muôn vật. Một bông hoa rất đẹp cất tiếng hát. Hoa hỏi gió và sương: Các bạn có thích bài hát không? Nhưng gió và sương đều nhận đó là tiếng hát của mình. Cuối cùng ba bạn quyết định hỏi bác gác rừng. Bác giải thích: Mỗi buổi sớm, khi mặt trời toả nắng, muôn loài đều hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
(Theo Truyện nước ngoài)
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đặt dấu ngoặc kép và chỗ thích hợp.
Lời giải chi tiết:
Rạng đông, mặt trời toả những tia nắng xuống muôn vật. Một bông hoa rất đẹp cất tiếng hát. Hoa hỏi gió và sương: “Các bạn có thích bài hát không?”. Nhưng gió và sương đều nhận đó là tiếng hát của mình. Cuối cùng ba bạn quyết định hỏi bác gác rừng. Bác giải thích: “Mỗi buổi sớm, khi mặt trời toả nắng, muôn loài đều hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.”.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Đọc hiểu trang 60 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2 timdapan.com"