Giải Đọc hiểu trang 36 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2

Đọc bài thơ Đất nước đàn bầu. Bài thơ là lời tâm sự của ai với ai. Câu thơ “Người náu mình trong quả thị bước ra” muốn nhắc đến truyện cổ tích nào. Em hãy tìm trong đoạn trích và ghi lại ba câu thơ nói về hình ảnh của bà và tình cảm của người cháu đối với bà. Tô màu vào những ô có chứa từ ngữ chỉ truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.


Bài đọc

Đọc bài thơ Đất nước đàn bầu và thực hiện các yêu cầu dưới đây: 

ĐẤT NƯỚC ĐÀN BẦU

...Đêm hội vui, tiếng trống giục liên hồi

Bà sống dậy, bà đừng buồn nữa nhé

Bà lại trẻ như ngày xưa hát ví

Người náu mình trong quả thị bước ra

Người hứng dừa từ giấy điệp bước ra

Người đã khuất cũng về đông đủ cả

Những tượng đá bỗng chập chờn nhảy múa 

Những cụ già say rượu hát nghêu ngao

Hoa gạo hồng lại nở, bà ơi

Cháu đã đi từ lòng bà ấm áp

Để sống hết những vui buồn dân tộc 

Những hoa bìm hoa súng nở trên ao 

Những ban mai xanh biếc tiếng đàn bầu 

Bà hiền hậu têm trầu bên chống nước...

Tiếng đàn bầu, tiếng đàn bầu mong nhớ 

Trong gió lộng, dưới mặt trời xứ sở 

Vẫn cồn cào những cơn khát khôn nguôi 

Đất phù sa vô tận dấu chân người 

Những đoàn quân lại ra đi từ đất 

Bà đứng đó miệng trầu cay thơm ngát 

Vầng yêu thương soi sáng suốt cuộc đời 

Khắp triền sông vang tiếng trẻ con cười 

Đất nước đàn bầu

Đất nước ban mai...

(Trích Đất nước đàn bầu – Lưu Quang Vũ)


Câu 1

Bài thơ là lời tâm sự của ai với ai? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng)

A. Của người cháu (tác giả) với bà của mình

B. Của người bà với những người đã khuất 

C. Của người cháu với cây đàn bầu

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Bài thơ là lời tâm sự của người cháu (tác giả) với bà của mình

Chọn A


Câu 2

Câu thơ “Người náu mình trong quả thị bước ra” muốn nhắc đến truyện cổ tích nào? 

A. Cây tre trăm đốt

B. Sự tích trầu, cau

C. Tấm Cám

Phương pháp giải:

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Câu thơ “Người náu mình trong quả thị bước ra” muốn nhắc đến truyện cổ tích Tấm Cám

Chọn C


Câu 3

Hình ảnh “người hứng dừa từ giấy điệp bước ra” nhắc đến thể loại tranh nào của

dân tộc?

A. Tranh chân dung

B. Tranh Đông Hồ

C. Tranh trên gốm sứ

Hãy nói những điều em biết về tranh Đông Hồ:

Phương pháp giải:

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh “người hứng dừa từ giấy điệp bước ra” nhắc đến thể loại tranh Đông Hồ

Chọn B

- Những điều em biết về tranh Đông Hồ: Tranh dân gian Đông Hồ là nghề làm tranh khắc gỗ dân gian, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống, được cộng đồng dân làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tạo và phát triển từ mấy trăm năm qua, có giá trị về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc


Câu 4

Em hãy tìm trong đoạn trích và ghi lại ba câu thơ nói về hình ảnh của bà và tình cảm của người cháu đối với bà.

Hãy viết 2 – 3 câu thể hiện tình cảm của em với ông bà hoặc cha mẹ

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

- Ba câu thơ nói về hình ảnh của bà và tình cảm của người cháu đối với bà: Cháu đã đi từ lòng bà ấm áp, Vầng yêu thương soi sáng suốt cuộc đời, Bà sống dậy, bà đừng buồn nữa nhé

- 2 – 3 câu thể hiện tình cảm của em với ông bà hoặc cha mẹ: 

Em rất yêu bố của em. Bố em là một bác sĩ. Trong đợt dịch vừa rồi, bố ở trong bệnh viện hơn một tháng để chống dịch. Em chỉ được gặp bố qua điện thoại. Em rất thương bố nhưng cũng rất tự hào. Em mong sau này mình cũng sẽ trở thành một bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người giống bố


Câu 5

Ghi tên nhạc cụ tương ứng với mỗi bức hình dưới đây. Câu thơ: “Một dây nũng nịu đủ lời/ Nửa bầu chứa cả đất trời âm thanh” miêu tả về loại nhạc cụ nào trong những nhạc cụ đó?

Lời bài hát: “Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu” (Phạm Minh Tuấn) có ý nghĩa gần giống với câu thơ nào trong bài thơ? 

Phương pháp giải:

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Đàn Bầu

 

Đàn Ghi-ta

 

Đàn Vi-ô-lông

Lời bài hát: “Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu” (Phạm Minh Tuấn) có ý nghĩa gần giống với câu thơ “Đất nước đàn bầu”


Câu 6

Vì sao tác giả lại khái quát đất nước Việt Nam ta là: “Đất nước đàn bầu” (cũng như nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn coi đất nước ta “thon thả giọt đàn bầu”)?

A. Vì đàn bầu là một trong những nhạc cụ đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

B. Vì người Việt Nam ai cũng thích nghe đàn bầu.

C. Vì cây đàn bầu biểu trưng cho hình dáng chữ S của đất nước Việt Nam, âm thanh đàn bầu biểu thị tâm hồn con người và lịch sử truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Phương pháp giải:

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Tác giả lại khái quát đất nước Việt Nam ta là: “Đất nước đàn bầu” (cũng như nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn coi đất nước ta “thon thả giọt đàn bầu”) vì cây đàn bầu biểu trưng cho hình dáng chữ S của đất nước Việt Nam, âm thanh đàn bầu biểu thị tâm hồn con người và lịch sử truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Chọn C


Câu 7

Tô màu vào những ô có chứa từ ngữ chỉ truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. 

Lời giải chi tiết:

Em chủ động hoàn thành bài tập.  


Câu 8

Đoạn thơ sau nói về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta?

Ôi Việt Nam anh dũng những đoàn quân

Vượt lên bão táp đã trăm lần

Mang cả bốn ngàn năm vào trận đánh

Cho Việt Nam tươi sáng mãi những mùa xuân!

(Tố Hữu)

Phương pháp giải:

Em hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Đoạn thơ trên nói về truyền thống dũng cảm, yêu nước của dân tộc ta


Câu 9

Đọc đoạn văn sau:

Hoa cúc mùa thu vàng như vầng mặt trời nhỏ.

Không hề báo trước, hoa cứ thế vàng ươm lên khiến cho cả khu vườn trở nên ngập những mặt trời.

Các phủ lên không gian gam màu tươi sáng của lá và của hoa, hoà trộn với nền trời thu biếc xanh thành một bức tranh đẹp đến ngỡ ngàng.

Chính vì thế, ong bướm lạc vào trong vườn như không tìm được lối để ra. Chúng cứ bay quanh quẩn lên cao xuống thấp vương vấn, vấn vương.

Rồi sau đó, phải đến khi gió thì thầm: “Nào, sắp tối rồi đấy, chuẩn bị về thôi”, chúng mới vội vàng đập cánh bay lên nhưng những ánh nhìn xem chừng lưu luyến lắm.

Và chỉ cần sáng hôm sau khi ánh nắng vừa le lói, chúng đã lại kéo nhau đến rực rỡ xập xoè thương mến cả vườn. 

Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng các từ ngữ có tác dụng nối để biểu thị quan hệ giữa các câu. Em hãy khoanh vào các từ ngữ đó.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi 

Lời giải chi tiết:

Các từ ngữ có tác dụng nối để biểu thị quan hệ giữa các câu: Không hề báo trước; Chính vì thế; Rồi sau đó, Và. 



Từ khóa phổ biến