Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 SBT sử 6

Giải đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 trang 74 sách bài tập Lịch sử 6. Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng


Đề bài

Phần A. Trắc nghiệm

1. Sau khi bị sáp nhập vào Nam Việt, Âu Lạc bị chia thành

A. hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.

B. hai quận: Giao Chỉ và Nhật Nam.

C. ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

D.bốn quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Cửu Đức. 

2. Thủ phủ của châu Giao đặt ở

A. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

B. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

C. Bạch hạc (Việt Trì, Phú Thọ).

D. Long Biên (Hà Nội).

3. Nhà Hán đưa người Hán sang châu Giao ở lẫn với người Việt nhằm mục đích

A. chiếm đất, cai trị nhân dân ta.

B. đồng hóa dân tộc ta.

C. vơ vét, bóc lột của cải.

D. xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước.

4. Sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn 

A. làm vua, hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phúc).

B. làm hoàng đế, hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phúc).

C. làm vua, hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

D. làm hoàng đế, hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

5. Sau khi giành được độc lập, chính quyền Hai Bà Trưng đã ra lệnh xá thuế

A. 1 năm cho dân.

B. 2 năm liền cho dân.

C. 3 năm liền cho dân.

D. 4 năm liền cho dân.

6. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của Hai Bà Trưng diễn ra từ

A. năm 40 đến năm 42.

B. năm 40 đến năm 43.

C. năm 41 đến năm 43.

D. năm 42 đến năm 43.

Phần B. Tự luận

Câu 1. Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Câu 2. Hãy cho biết những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành lại độc lập và ý nghĩa của những việc làm đó.

Câu 3. Chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có điểm gì giống và khác thời kì trước đó?


Lời giải phần A. Trắc nghiệm

1. Sau khi bị sáp nhập vào Nam Việt, Âu Lạc bị chia thành

A. hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.

B. hai quận: Giao Chỉ và Nhật Nam.

C. ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

D. bốn quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Cửu Đức. 

Phương pháp: Xem lại mục 1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?

Lời giải: Sau khi bị sáp nhập vào Nam Việt, Âu Lạc bị chia thành hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.

Chọn: A

2. Thủ phủ của châu Giao đặt ở

A. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

B. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

C. Bạch hạc (Việt Trì, Phú Thọ).

D. Long Biên (Hà Nội).

Phương pháp: Xem lại mục 1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?

Lời giải: Thủ phủ của châu Giao đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

Chọn: B

3. Nhà Hán đưa người Hán sang châu Giao ở lẫn với người Việt nhằm mục đích

A. chiếm đất, cai trị nhân dân ta.

B. đồng hóa dân tộc ta.

C. vơ vét, bóc lột của cải.

D. xây dựng tình đoàn kết giữa nhân dân hai nước.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?

Lời giải:

Nhà Hán đưa người Hán sang châu Giao ở lẫn với người Việt nhằm mục đích đồng hóa dân tộc ta.

Chọn: B

4. Sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn 

A. làm vua, hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phúc).

B. làm hoàng đế, hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phúc).

C. làm vua, hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

D. làm hoàng đế, hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội).

Phương pháp: Xem lại mục 1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?

Lời giải:

Sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua, hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh (Vĩnh Phúc).

Chọn: A

5. Sau khi giành được độc lập, chính quyền Hai Bà Trưng đã ra lệnh xá thuế

A. 1 năm cho dân.

B. 2 năm liền cho dân.

C. 3 năm liền cho dân.

D. 4 năm liền cho dân.

Phương pháp: Xem lại mục 1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?

Lời giải:

Sau khi giành được độc lập, chính quyền Hai Bà Trưng đã ra lệnh xá thuế 2 năm liền cho dân.

Chọn: B

6. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của Hai Bà Trưng diễn ra từ

A. năm 40 đến năm 42.

B. năm 40 đến năm 43.

C. năm 41 đến năm 43.

D. năm 42 đến năm 43.

Phương pháp: Xem lại mục 2. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 - 43) đã diễn ra như thế nào?

Lời giải:

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của Hai Bà Trưng diễn ra từ năm 42 đến năm 43.

Chọn: D


Lời giải câu 1

Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân trực tiếp

- Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ.

- Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phụ dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn.

Nguyên nhân gián tiếp

Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ.

Diễn biến

- Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.

- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

Kết quả

- Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.


Lời giải câu 2

Hãy cho biết những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành lại độc lập và ý nghĩa của những việc làm đó.

Phương pháp giải:

Xem lại mục 1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?

Lời giải chi tiết:

Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.


Lời giải câu 3

Chế độ cai trị của các triều đại phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có điểm gì giống và khác thời kì trước đó?

Phương pháp giải:

Xem lại mục 1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

Lời giải chi tiết:

Giống nhau:

- Đều thi hành các chính sách bóc lột nặng nề bằng tô, thuế, lao dịch và nộp cống (sản vật quý, sản phẩm thủ công, thợ khéo tay).

- Thực hiện chính sách cai trị thâm độc: chia để trị, biến nước ta thành quận, huyện của Tủng Quốc, đồng hóa dân tộc (tiếp tục đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cùng người Việt).

Khác nhau:

Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ đưa người Hán sang thay người Việt làm huyện lệnh, trực tiếp cai quản các huyện vì sợ nhân dân ta tiếp tục nổi dậy, đồng thời muốn bóc lột và đàn áp nhân dân ta tàn bạo hơn, cai quản chặt chẽ hơn.

Bài giải tiếp theo


Bài học liên quan

Từ khóa