Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 26, 27
Giải Cùng em học Toán lớp 5 tập 2 tuần 24 câu 1, 2, 3, 4 trang 26, 27 với lời giải chi tiết. Câu 3. Viết vào chỗ chấm cho thích hợp : a) 10% của 260 là ……
Bài 1
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của các hình dưới đây:
Phương pháp giải:
- Tính chu vi đáy của hình hộp chữ nhật theo công thức: chu vi đáy = (chiều dài + chiều rộng) \( \times \,2\)
- Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với \(4\).
- Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với \(6\).
Lời giải chi tiết:
a) Hình A là hình hộp chữ nhật có chiều dài \(4m\), chiều rộng \(3m\) và chiều cao \(7m\).
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
\((3 + 4) \times 2 = 14\,\,(m)\)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
\(14 \times 7 = 98\,\,({m^2})\)
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
\(4\times 3 = 12\,\,({m^2})\)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
\(98 + 12 \times 2 = 122\,\,({m^2})\)
b) Hình B là hình lập phương có độ dài cạnh là \(4m\).
Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:
\(4 \times 4 = 16\,\,({m^2})\)
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:
\(16\times 4 = 64\,\,({m^2})\)
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:
\(16 \times 6 = 96\,\,({m^2})\)
c) Hình C là hình hộp chữ nhật có chiều dài \(11,2m\), chiều rộng \(7,5m\) và chiều cao \(3m\).
Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:
\((11,2+ 7,5) \times 2 = 37,4\,\,(m)\)
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
\(37,4 \times 3 = 112,2\,\,({m^2})\)
Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:
\(11,2 \times 7,5 = 84\,\,({m^2})\)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
\(112,2 + 84 \times 2 = 280,2\,\,({m^2})\)
Bài 2
Tính thể tích các hình ở bài 1 rồi viết kết quả vào chỗ chấm:
a) Hình A có thể tích là: ……..
b) Hình B có thể tích là: ……..
c) Hình C có thể tích là: ……..
Phương pháp giải:
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Lời giải chi tiết:
Thể tích hình A là:
\(4 \times 3 \times 7 = 84\,\,({m^3})\)
Thể tích hình B là:
\(4 \times 4 \times 4 = 64\,\,({m^3})\)
Thể tích hình C là:
\(11,2 \times 7,5 \times 3 = 252\,\,({m^3})\)
Vậy:
a) Hình A có thể tích là \(84{m^3}\).
b) Hình B có thể tích là \(64{m^3}\).
c) Hình C có thể tích là \(252{m^3}\).
Bài 3
Viết vào chỗ chấm cho thích hợp:
a) 10% của 260 là ……..
5% của 260 là ……..
Vậy 15% của 260 là ……..
b) 10% của 780 là ……..
……..% của 780 là ……..
……..% của 780 là ……..
……..% của 780 là ……..
Vậy: 23,5% của 780 là: ……..
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức:
\(A\% + B\% = (A + B)\% ;\) \(A\% :n = (A:n)\% \)
Lời giải chi tiết:
a) 10% của 260 là 26.
5% của 260 là 13.
Vậy 15% của 260 là 39.
b) 10% của 780 là 78.
20% của 780 là 156.
3% của 780 là 23,4.
0,5% của 780 là 3,9
Vậy 23,5% của 780 là 183,3.
Bài 4
Khối gỗ bên được ghép bởi 12 hình lập phương nhỏ có cạnh 2cm. Tính thể tích khối gỗ.
Phương pháp giải:
- Tính thể tích một khối lập phương nhỏ cạnh \(2cm\) ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
- Tính thể tích khối gỗ ta thể tích một khối lập phương nhỏ cạnh \(2cm\) nhân với \(12\) (vì khối gỗ được ghép bởi \(12\) hình lập phương nhỏ).
Lời giải chi tiết:
Thể tích một khối lập phương nhỏ cạnh \(2cm\) là:
\(2 \times 2 \times 2 = 8\,\,(c{m^3})\)
Thể tích khối gỗ đó là:
\(8 \times 12 = 96\,\,(c{m^3})\)
Vậy thể tích khối gỗ đó là \(96c{m^3}\).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 26, 27 timdapan.com"