Giải Cùng em học Toán lớp 5 tập 1 - trang 8 - Tuần 2 - Tiết 1

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 8 - Tiết 1. Ôn tập về phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia hai phân số - Tuần 2 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Toán lớp 5 tập 1


Bài 1

Tính:

\(\dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{4} =  \ldots \)

\(\dfrac{7}{6} - \dfrac{7}{{12}} =  \ldots \)

\(\dfrac{6}{7} \times \dfrac{3}{8} =  \ldots \)

\(\dfrac{9}{{11}}:\dfrac{7}{{15}} =  \ldots \)

Phương pháp giải:

- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đã quy đồng.

- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

- Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược.

Giải chi tiết:

\(\dfrac{1}{2} + \dfrac{1}{4} = \dfrac{2}{4} + \dfrac{1}{4} = \dfrac{3}{4}\)                                             \(\dfrac{7}{6} - \dfrac{7}{{12}} = \dfrac{{14}}{{12}} - \dfrac{7}{{12}} = \dfrac{7}{{12}}\)

\(\dfrac{6}{7} \times \dfrac{3}{8} = \dfrac{{6 \times 3}}{{7 \times 8}} = \dfrac{{2 \times 3 \times 3}}{{7 \times 2 \times 4}} = \dfrac{9}{{28}}\)             \(\dfrac{9}{{11}}:\dfrac{7}{{15}} = \dfrac{9}{{11}} \times \dfrac{{15}}{7} = \dfrac{{9 \times 15}}{{11 \times 7}} = \dfrac{{135}}{{77}}\)


Bài 2

Tính:

\(\dfrac{5}{{11}}:\dfrac{5}{6} + \dfrac{7}{{55}} =  \ldots \)

\(7 - \dfrac{5}{6} \times 5 =  \ldots \)

Phương pháp giải:

Viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 1 rồi thực hiện như thông thường.

Giải chi tiết:

\(3 + \dfrac{3}{5} = \dfrac{3}{1} + \dfrac{3}{5} = \dfrac{{15}}{5} + \dfrac{3}{5} = \dfrac{{18}}{5}\)                             \(5 - \dfrac{2}{7} = \dfrac{5}{1} - \dfrac{2}{7} = \dfrac{{35}}{7} - \dfrac{2}{7} = \dfrac{{33}}{7}\)

\(6 \times \dfrac{9}{8} = \dfrac{6}{1} \times \dfrac{9}{6} = \dfrac{{6 \times 9}}{{1 \times 8}} = \dfrac{{2 \times 3 \times 9}}{{1 \times 2 \times 4}} = \dfrac{{27}}{8}\) (viết gọn thành \(6 \times \dfrac{9}{8} = \dfrac{{6 \times 9}}{8} = \dfrac{{2 \times 3 \times 9}}{{2 \times 4}} = \dfrac{{27}}{8}\))

\(\dfrac{4}{9}:2 = \dfrac{4}{9}:\dfrac{2}{1} = \dfrac{4}{9} \times \dfrac{1}{2} = \dfrac{{4 \times 1}}{{9 \times 2}} = \dfrac{{2 \times 2 \times 1}}{{9 \times 2}} = \dfrac{2}{9}\)


Bài 3

Tính:

\(\begin{gathered}
\frac{5}{{11}}:\frac{5}{6} + \frac{7}{{55}} = \cdot \cdot \cdot \hfill \\
7 - \frac{5}{6} \times 5 = \cdot \cdot \cdot \hfill \\ 
\end{gathered} \)

Phương pháp giải:

Biểu thức có chứa phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia thì ta thực hiện phép nhân, phép chia trước; thực hiện phép cộng, phép trừ sau.

Giải chi tiết:

\(\dfrac{5}{{11}}:\dfrac{5}{6} + \dfrac{7}{{55}} = \dfrac{5}{{11}} \times \dfrac{6}{5} + \dfrac{7}{{55}} = \dfrac{{30}}{{55}} + \dfrac{7}{{55}} = \dfrac{{37}}{{55}}\)

\(7 - \dfrac{5}{6} \times 5 = 7 - \dfrac{{5 \times 5}}{6} = 7 - \dfrac{{25}}{6} = \dfrac{{42}}{6} - \dfrac{{25}}{6} = \dfrac{{17}}{6}\)


Bài 4

Mẹ làm 20 chiếc bánh rán rất ngon, trong đó có \(\dfrac{2}{5}\) số bánh rán là bánh ngọt, \(\dfrac{1}{4}\) số bánh rán là bánh mặn, số bánh rán còn lại là bánh vừng. Hỏi mẹ đã làm bao nhiêu chiếc bánh vừng?

Phương pháp giải:

- Tìm số bánh rán ngọt ta lấy tổng số bánh mẹ làm nhân với \(\dfrac{2}{5}\).

- Tìm số bánh rán mặn mẹ làm ta lấy tổng số bánh mẹ làm nhân với \(\dfrac{1}{4}\).

- Tìm số bánh rán vừng mẹ làm ta lấy tổng số bánh mẹ làm trừ đi tổng số bánh rán ngọt và bánh rán mặn.

Giải chi tiết:

Mẹ đã làm số chiếc bánh rán ngọt là:

            \(20 \times \dfrac{2}{5} = 8\) (chiếc)

Mẹ đã làm số chiếc bánh rán mặn là:

            \(20 \times \dfrac{1}{4} = 5\) (chiếc)

Mẹ đã làm số chiếc bánh rán vừng là:

            \(20 - (8 + 5) = 7\) (chiếc)

                                    Đáp số: \(7\) chiếc.