Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 8, 9

Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tuần 2 câu 1, 2, 3, 4 trang 8, 9 với lời giải chi tiết. Câu 1. d Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Khoanh tròn vào ý em chọn


Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Sự  sẻ chia bình dị

“ Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể thay đổi

hoặc tạo nên sự khác biệt trong cuộc sống của người khác”

   Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là người phụ nữ với hai đứa con rất nhỏ. Hai đứa khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ tôi cho bà. Bà cảm ơn và bước lên.

   Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi thực sự rất bực mình và hối hận vì đã . nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “ Tôi rất ái ngại! Chỉ vì nhường chôc cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền ga, thì công ti điện và ga sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi”.

   Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng môt hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua một đêmg giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản phấn chấn.

   Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ vì một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo ra sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

a/ Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?

b/ Sau khi nhường chỗ vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận?

c/ Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi” lại rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng”?

d/ Câu chuyện muốn nói với em điều gì? Khoanh tròn vào ý em chọn.

A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

B. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết giúp đỡ người khác.

C. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.

Phương pháp giải:

a. Em đọc từ “Tôi đứng xếp hàng….” đến “…. vội vã bước lên”

b. Em đọc lại từ “Nhưng đến lượt tôi….” đến “…của gia đình tôi”

c. Em đọc từ “Nhưng đến lượt tôi…” đến “… thanh thản, phấn chấn”

d. Em suy nghĩ gì từ hành động của nhân vật “tôi” trong câu chuyện? Đồng thời con kết hợp  đọc đoạn văn cuối cùng trong bài.

Lời giải chi tiết:

a. Nhân vật “tôi”trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau là bởi vì trông thấy hai đứa trẻ thì khóc lóc không chịu đứng yên trong hàng còn bà mẹ thì trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như hai đứa trẻ. 

b. Sau khi nhường chỗ, nhân vật “tôi” cảm thấy bực mình và hối hận là bởi vì đến lượt nhân vật tôi có thể mua tem gửi thư thì bưu điện lại đóng cửa.

c. Nhân vật “tôi” rời khỏi bưu điện với “niềm vui trong lòng” là vì nhờ câu chuyện của người phụ nữ mà anh biết được rằng bằng hành động đơn giản nhường chỗ của mình, anh đã giúp được người phụ nữ và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét.

d. Câu chuyện muốn nói với chúng ta rằng:

A. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác.


Câu 2

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống trong các câu sau:

(đất nước, tổ quốc, giang sơn )

a) Dì tôi là một người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nhưng trong trái tim dì luôn chứa đựng tình yêu đối với ........ Việt Nam.

b) Ôi ............. hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.

Phương pháp giải:

- Đất nước: phần lãnh thổ trong mối quan hệ dân tộc làm chủ và sống trên đó.

- Tổ quốc: đất nước, được bao đời trước xây dựng và để lại, trong quan hệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó.

- Giang sơn: sông núi, thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước.

Lời giải chi tiết:

a) Dì tôi là một người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài nhưng trong trái tim dì luôn chứa đựng tình yêu đối với đất nước Việt Nam.

b) Ôi! Tổ quốc, giang sơn hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.


Câu 3

Gạch dưới từ không cùng nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy từ sau:

a) Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn,

b) Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí

Phương pháp giải:

Em đọc thật kĩ rồi xếp các từ có cùng nhóm nghĩa vào một nhóm.

Lời giải chi tiết:

a. Tổ quốc, đất nước, nước nhà, nhà nước, giang sơn

-> Từ không cùng nghĩa là từ nhà nước: chỉ tổ chức đứng đầu chính phủ, quản lí công việc chung của một nước.

Những từ còn lại dùng để chỉ phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc được làm chủ và sống trên đó.

b. Dân tộc, đồng bào, nhân dân, đồng chí

-> Từ không cùng nhóm nghĩa là từ đồng chí: chỉ những người có cùng chí hướng chính trị.

Các từ còn lại thuộc cùng một nhóm nghĩa chỉ những người chung một giống nòi, chung một Tổ quốc.


Câu 4

Điền các từ trong ngoặc vào chỗ trống: (trắng hồng, trắng tinh, trắng phau, trắng muốt)

a. Màu áo học trò ..........

b. Hoa huệ .............

c. Đàn cò .............

d. Khuôn mặt .............

Phương pháp giải:

Em đọc thật kĩ để điền các từ ngữ vào trong từng trường hợp sao cho phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Màu áo học trò trắng tinh

b. Hoa huệ trắng muốt

c. Đàn cò trắng phau

d. Khuôn mặt trắng hồng