Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 1 - trang 53, 54 - Tuần 15 - Tiết 2

Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 53, 54 - Tiết 2 - Tuần 15 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 5 tập 1


Lời giải chi tiết

Câu 1. Chữa các câu sai sau bằng cách thay cặp từ chỉ qua hệ:

a) Dù hoa gạo đẹp nhưng cây gạo gọi đến rất nhiều chim.

b) Vì người yếu nên mẹ tôi lúc nào cũng thức khuya dậy sớm.

c) Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng gia đình họ rất hạnh phúc)

Trả lời:

a. Dù hoa gạo đẹp nhưng cây gạo gọi đến rất nhiều chim.

hoa gạo đẹp nên cây gạo gọi đến rất nhiều chim.

b. Vì người yếu nên mẹ tôi lúc nào cũng thức khuya dậy sớm.

Tuy người yếu nhưng mẹ tôi lúc nào cũng thức khuya dậy sớm.

c. Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng gia đình họ rất hạnh phúc.

Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng gia đình họ rất hạnh phúc.

Câu 2. Chia các từ sau thành 2 nhóm: sung sướng, bất hạnh, may mắn, khốn khổ, cơ cực, cực khổ, toại nguyện, vô phúc, tốt phúc, vui lòng, mừng vui, tốt lành.

a) Từ đồng nghĩa với hạnh phúc: ........

b) Từ trái nghĩa với hạnh phúc: ........

Phương pháp:

Hạnh phúc: Trạng thái sung sướng vì hoàn toàn được toại nguyện.

Trả lời:

- Từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn, toại nguyện, tốt phúc, vui lòng, vui mừng, tốt lành

- Từ trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cơ cực, cực khổ, vô phúc

Câu 3. Chuyển những cặp câu sau đây thành một câu ghép có dùng cặp qua hệ từ.

- Rùa biết mình chậm chạp. Nó cố gắng chạy thật nhanh.

- Thỏ cắm cổ chạy miết. Nó vẫn không đuổi kịp Rùa.

- Thỏ chủ quan, coi thường người khác. Thỏ đã thua Rùa.

- Câu chuyện này hấp dẫn thú vị. Nó có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.

Trả lời:

- Vì Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh.

- Tuy Thỏ cắm cổ chạy miết nhưng nó vẫn không đuổi kịp được Rùa.

- Vì Thỏ chủ quan và coi thường người khác nên Thỏ đã thua Rùa.

- Câu chuyện này không những hấp dẫn thú vị mà nó còn có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.

Câu 4. Chọn các từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để có bài văn tả một em bé đang đánh đàn.

(ngay ngắn, xinh xắn, rạng rỡ, chăm chỉ, nhơ nhắn, mềm mại, du dương, lấp lánh, mơ màng, long lanh)

      Bé Phương đang (1)...... tập đàn. Nó ngồi(2)......, thẳng nốt đò giữa đàn, hai bàn tay vắt chéo vào nhau. Màu hồng của chiếc váy nó đang mặc làm đôi má nó càng thêm(3)...... Những ngón tay (4)............ (5)...... khum khum tròn lại và gõ lên từng phím đàn. Những âm thanh lúc đầu còn vang lên chậm chạm, vụng về, thỉnh thoảng còn vấp váp. Sau khoảng năm, sáu lần tập đi tập lại, những ngón tay đã nhịp nhàng, điêu luyện. Bé vừa đánh đàn vừa đung đưa người và đôi mắt(6)......, say sưa thưởng thức thành quả của mình. Những âm thanh (7)...... vang lên, vẽ một bầu trời đêm đầy những ngôi sao(8)......, ru bé vào giấc ngủ yên lành. Bé Phương nở một nụ cười (9)......, đôi mắt (10)...... Kết thúc bản nhạc, mẹ đứng lên ôm chầm lấy bé và thơm lên má bé một cái thật kêu.

Câu 4: Hoàn chỉnh bài văn

Trả lời:

(1) chăm chỉ

(2) ngay ngắn

(3) xinh xắn

(4) nhỏ nhắn

(5) mềm mại

(6) mơ màng

(7) du dương

(8) lấp lánh

(9) rạng rỡ

(10) long lanh

Vui học:

Cô giáo xinh nhưng không biết gì hết

Lần đầu tiên đến trường Tommy khoe với bố mẹ:

- Cô giáo con xinh lắm ạ.

- Thế cô dạy con những gì?

- Cô chẳng biết gì hết, chỉ luôn miệng hỏi: Ai nói cho cô biết nào?

(Sưu tầm)

*Kể cho bạn, người thân nghe câu chuyện trên.

*Giải thích tại sao cô giáo lại hỏi: Ai nói cho cô biết nào?

Trả lời:

Cô giáo lại hỏi:Ai nói cho cô biết nào? là để các bạn học sinh được phát biểu ý kiến, để các bạn suy nghĩ và tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Bài giải tiếp theo