Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1 - trang 68, 69, 70 - Tuần 18 - Tiết 2

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 68, 69, 70 - Tiết 2 - Tuần 18 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1


Lời giải chi tiết

Câu 1.

a) Viết tiếp năm từ ngữ có nghĩa trái ngược với ý chí nghị lực:

Nản lòng, lùi bước, ……..

b) Xếp các từ ngữ dưới đây vào hai nhóm có nghĩa trái ngược nhau:

Quyết chí, nản chí, bền chí, nản lòng, vững chí, tu chí, sởn lòng, nuôi chí lớn, mất ý chí.

Nhóm 1: Nghĩa tích cực

Nhóm 2: Nghĩa tiêu cực

……..

……..

……..

……..

……..

……..

Trả lời:

a) Viết tiếp năm từ ngữ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực :

đầu hàng, nhụt chí, ngã lòng, bỏ cuộc, từ bỏ, …

b) Xếp các từ vào hai nhóm có nghĩa trái ngược nhau :

Nhóm 1 : Nghĩa tích cực

Nhóm 2 : Nghĩa tiêu cực

quyết chí,  bền chí, vững chí, tu chí, nuôi chí lớn

nản chí, nản lòng, sờn lòng, mất ý chí

Câu 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có nội dung khuyên ta cần có ý chí, nghị lực trong cuộc sống:

a) Lửa thử vàng, gian nan thử lửa.

b) Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

c) Cưa mạch nào, đứt mạch ấy.

d) Ai ơi giữ ý chí cho bền

Dù xoay hướng đổi nền mặc ai.

e) Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

g) Có vất vả mới thanh nhàn

Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.

h) Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Trả lời:

Những câu khuyên ta cần có ý chí, nghị lực trong cuộc sống là :

a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

b) Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.

d) Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

e) Chớ thấy sóng cả mã ngã tay chèo.

h) Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Câu 3. Hãy tả một đồ vật thân thuộc và mang lại cho em nhiều cảm xúc thú vị (5-7 dòng)

Trả lời:

Chiếc đồng hồ cát là một món quà ý nghĩa mà bố đã tặng cho em nhân dịp sinh nhật. Chiếc đồng hồ nhỏ như lòng bàn tay, được làm bằng thủy tinh dày dặn và rất bền. Phía hai đầu của đồng hồ có hình phễu được nối với nhau bởi nút thắt nhỏ. Bên trong nút thắt này là lỗ hổng bé xíu mà mắt thường cũng khó có thể nhận ra. Phần cát ở bên trong sẽ chảy qua nút thắt khi ta dựng chiếc đồng hồ dậy. Ngắm nhìn sự chuyển động của những hạt cát nhỏ càng khiến em quý trọng thời gian hơn.

Vui học:

Đố vui

Vừa bằng thằng bé lên ba

Thắt lưng con cón chạy ra ngoài đồng.

Là gì?

Tìm hiểu và kể cho mọi người nghe sự phát triển của cây mạ đến lúc thành hạt gạo cho chúng ta ăn hằng ngày.

Trả lời:

Sự phát triển của cây mạ đến lúc thành hành hạt gạo cho chúng ta ăn hằng ngày :

  Ngay sau khi được cấy xuống bùn, cây mạ bén rễ và lớn nhanh như thổi. Từ những thân mạ nhỏ bé, thưa thớt, chỉ sau hai tháng, cả thửa ruộng đã được che phủ bởi một màu xanh mượt mà, đầy sức sống. Kể từ đó, cây mạ non đã được mang một cái tên mới đánh dấu bước trưởng thành của mình: cây lúa. Lúa lớn nhanh như thổi. Thoắt cái, ruộng lúa lại trổ bông khiến thửa ruộng chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng ruộm. Cuối cùng, những bông lúa nặng trĩu tỏa hương thơm dìu dịu như báo hiệu cho các bác nông dân vào mùa gặt hái. Hạt thóc được chở về đầy sân, phơi qua hai, ba lần nắng là có thể cất giữ trong bồ, trong hòm, đợi tới khi đem xát thành hạt gạo trắng ngần.

Bài giải tiếp theo