Giải câu 1, 2, 3 trang 53, 54

Giải Cùng em học Tiếng Việt 4 tập 1 tuần 15 câu 1, 2, 3 trang 53, 54 với lời giải chi tiết. Câu 1c. Theo em niềm tin là gì?


Câu 1

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Niềm tin

            Ở làng quê nọ, trời đã hạn hán trong khoảng thời gian rất lâu. Các cánh đồng đều khô hạn, cỏ cây héo úa cuộc sống trở nên vô cùng khó khăn. Hàng tháng đã trôi qua và mọi người dường như đã mất hết kiên nhẫn. Nhiều gia đình đã rời khỏi làng, còn những gia đình khác chỉ còn biết chờ đợi trong tuyệt vọng. Cuối cùng ông trưởng làng quyết định tổ chức một buổi cầu nguyện tập thể trên ngọn đồi cao nhất vùng. Ông thuyết phục tất cả mọi người trong làng đến dự và người phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.

            Chiều thứ bảy, những người dân làng với vẻ mặt mệt mỏi tập tring trên ngọn đồi và đều quên mang theo những đồ vật thể hiện lòng tin. Có người mang theo một cái móng ngựa may mắn, có người mang theo chiếc mũ bảo vật của gia đình… Mặc dù chẳng ai tin chúng có thể thay đổi điều gì nhưng họ cũng đã mang theo rất nhiều thứ quý giá. Như thể có phép màu, mây đen kéo tới và trời đổ mưa – những giọt mưa đầu tiên sau bào tháng trời khô hạn. Mọi người đều hân hoan vui sướng và ngay lập tức nổ ra một cuộc tranh cãi xem đồ vật nào đã mang lại may mắn cho ngôi làng. Ai cũng cho rằng đồ vật của mình là linh thiêng nhất. Bỗng người ta nghe thấy tiếng một bé gái reo lên:

- Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa mà. Mẹ thấy không, con mang theo chiếc ô này, bây giờ thì mẹ con mình về nhà mà không bị ướt!

            Em bé giơ cao chiếc ô và cùng mẹ đi về nhà trong niềm hân hoan. Những người còn lại nhìn theo và hiểu rằng chính em bé mới là người có niềm tin lớn nhất. Niềm tin ấy đã mang mưa đến.

(Theo Quà tặng cuộc sống)

a. Vì sao người dân trong làng đều mang đến vật tượng trưng cho niềm tin?

b. Vì sao em bé lại mang theo chiếc ô?

c. Theo em niềm tin là gì?

Phương pháp giải:

a. Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất.

b. Em đọc từ chỗ “Con đã biết thế nào trời cũng đổ mưa…” đến hết.

c. Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Người dân trong làng đều mang đến vật tượng trưng cho niềm tin là bởi vì ông trưởng làng tổ chức một buổi cầu nguyện mưa, mỗi người tham dự phải mang theo một vật thể hiện lòng tin của mình.

b. Cô bé đem theo chiếc ô là vì cô bé tin rằng sau khi buổi cầu nguyện kết thúc, trời nhất định sẽ đổ mưa.

c. Niềm tin là sự tin tưởng vào một điều gì đó và luôn tin rằng đó là thật.


Câu 2

Gạch dưới tên các trò chơi trong đoạn văn sau:

Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Đánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi,… Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khác khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo… Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.

(Theo Phục hồi và phát huy trò chơi dân gian)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn và tìm tên các trò chơi.

Lời giải chi tiết:

Tên các trò chơi có trong đoạn văn đó là:

Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Đánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi,… Đồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khác khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo… Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.


Câu 3

Gạch dưới từ ngữ trong câu hỏi cho thấy thái độ lễ phép của Sọ Dừa:

Ngày hôm sau, Sọ Dừa lễ phép thưa với mẹ:

- Thưa cha mẹ, con xin phép đi chăn trâu cho nhà phú ông được không ạ?

Cha mẹ sửng sốt nhìn Sọ Dừa, thương con trào nước mắt.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ trong câu hỏi cho thấy thái độ lễ phép của Sọ Dừa là:

- Thưa cha mẹ, con xin phép đi chăn trâu cho nhà phú ông được không ?