Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1 - trang 50, 51 - Tuần 14 - Tiết 1

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 50, 51 - Tiết 1 - Tuần 14 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1


Lời giải chi tiết

Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Trái tim người mẹ

            Một hôm, cơn mưa dông rất lớn ập tới khu rừng. Sấm sét đùng đùng, chớp giật nhấp nhoáng cả bầu trời. Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ. Bạch Dương mẹ xòe cành ôm chặt ba đứa con vào lòng và dỗ dành: “Các con đừng sợ! Sấm sét không nhìn thấy các con đâu, cành của mẹ che kín hết rồi. Mẹ là cây cao nhất trong khu rừng này mà!”. Nhưng Bạch Dương mẹ chưa kịp nói hết câu thì một tiếng nổ chói vang lên. Tia sét đã đánh trúng Bạch Dương mẹ, đốt cháy sém cả thân cây. Vẫn nhớ bảo vệ các con nên Bạch Dương mẹ vẫn cố đứng vững. Không một phút nào Bạch Dương mẹ không nhớ bảo vệ các con mình. Không một phút nào Bạch Dương mẹ quên xòe cánh ôm chặt các con. Chỉ đến khi cơn dông hung tợn đã qua, gió đã thôi gầm rú, ánh nắng đã tràn về thì thân Bạch Dương mẹ mới chịu gục ngã….

(Theo Hạt giống tâm hồn)

a) Cây Bạch Dương mẹ đã làm những gì để bảo vệ con trong cơn dông tố?

b) Tìm một từ đồng nghĩa với từ bảo vệ và đặt một câu với từ đó.

c) Từ run rẩy trong câu Ba cây Bạch Dương con run rẩy vì hoảng sợ thuộc loại từ gì?

d) Dựa vào nội dung bài hãy viết 1-2 câu nói về tình thương yêu con của người mẹ.

Trả lời:

a) Cây Bạch Dương mẹ đã dỗ dành và xòe cành ôm chặt, bảo vệ các con khỏi cơn dông tố.

b) Từ đồng nghĩa với bảo vệ : trông coi, trông nom, ngăn cản, che chở, …

Đặt câu :

- Chim mẹ dang đôi cánh để che chở cho đàn con.

c) Từ run rẩy trong câu “Ba cây Bạch Dương con run rẩy hoảng sợ” là động từ.

d) Chẳng có điều gì trong cuộc đời này có thể so sánh được với trái tim người mẹ. Mẹ luôn yêu thương và hi sinh vì các con vô điều kiện. Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất trong cuộc đời

Câu 2. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong các câu dưới đây:

a) Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng của giống cây kì lạ này.

b) Thân cọ vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã.

c) Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn.

d) Con sông Nậm Khan ra đến đấy còn làm duyên nũng nịu, uốn mình một quãng rồi mới chịu hòa vào Mê Kông.

Trả lời:

a) Đứng ngắm cây sầu riêng, bạn nghĩ đến điều gì ?

b) Cái gì vút thẳng trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã ?

c) Con sông nào ra đến đấy còn làm duyên nũng nịu, uốn mình một lát rồi mới chịu hòa vào Mê Kông ?

Câu 3. Trong Nhà văn hóa, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bỗng có người bên cạnh bảo: Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?

Câu hỏi trên được dùng để làm gì? (Khoanh vào đáp án đúng)

a) Để hỏi điều chưa biết.

b) Để đưa ra một sự khẳng định.

c) Để chê bai.

d) Để nêu lên một yêu cầu, mong muốn.

Trả lời:

Câu hỏi trên dùng để :

Chọn d) Nêu lên một yêu cầu, mong muốn.