Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1 - trang 44, 45 - Tuần 12 - Tiết 2

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 44, 45 - Tiết 2 - Tuần 12 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 4 tập 1


Lời giải chi tiết

Câu 1. Gạch dưới các tính từ có trong đoạn văn sau:

            Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẳm trên các que đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cùng dậy mùi thơm. Gió càng thơm ngát. Cây hồi thằng, cao, tròn xoe. Cánh hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành.

Trả lời:

            Rừng hồi ngào ngạt, xanh thẫm trên các quả đồi quanh làng. Một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm. Gió càng thơm mát. Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành.

Câu 2.

a) Gạch dưới những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm từ sau:

A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.

B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, hiểu biết, tím biếc.

C. Tròn xoe, méo mó, lo lắng, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh.

b) Chọn một trong các tính từ sau và đặt câu: đỏ tươi, xanh thẳm, tím biếc.

Trả lời:

a) Gạch dưới mỗi từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm từ sau :

A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.

B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, hiểu biết, tím biếc.

C. Tròn xoe, méo mó, lo lắng, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh.

b) Đặt câu :

- Chiếc khăn quàng đỏ tươi được Lan thắt lại gọn gàng.

- Nước biển mùa hè xanh thẳm và trong vắt.

- Mặt hồ được che phủ bởi màu hoa bèo tím biếc.

Câu 3. Tìm phần kết bài của các câu chuyện sau:

- Chị em tôi (SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 59)

- Điều ước của vua Mi-đát (SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 90)

a) Cho biết các kết bài đó được viết theo cách mở rộng hay không mở rộng?

b) Viết đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài văn kể chuyện Chị em tôi.

Trả lời:

a) 

- Chị em tôi : “Từ đó, tôi không bao giờ nói dối ba… đến hết : được viết theo kiểu không mở rộng.

- Điều ước của vua Mi-đát : Mi-đát làm theo lời dạy của thần… đến hết : được viết theo kiểu mở rộng.

b) Viết đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài băn kể chuyện Chị em tôi.

Sau lần đó, hai chị em tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Chúng tôi đã thực sự hiểu rằng : nói dối nhiều sẽ trở thành một thói quen xấu, vô cùng tệ hại. Người nói dối sẽ đánh mất đi sự tin tưởng và tình yêu thương của những người xung quanh tôi. Đó chính là bài học quý giá của cả hai chị em tôi.

 

Vui học:

Bố xin lỗi cô giáo vì con trai mộng du

            Tại văn phòng trường, người bố bối rối xin lỗi cô giáo chủ nhiệm của con trai:

            - Tôi thành thật xin lỗi về việc con tôi bỏ ra khỏi lớp giữa giờ học. Mong cô bỏ qua cho thằng bé.

            Cô giáo nghiêm nghị:

            - Trong lúc tôi đang say sưa giảng bài thì con trai anh tự dưng đi một mạch ra khỏi lớp. Thậm chí, khi tôi gọi lại em ấy cũng không thèm trả lời hay ngoảnh mặt lại nữa. Thật là không có kỉ luật gì cả!

            Người bố cuống quýt:

            - Ấy ấy mong cô bớt giận ạ. Chẳng là cháu nhà tôi mắc chứng mộng du từ nhỏ, mỗi lần ngủ say là lại đi lung tung như thế ấy mà.

            - !?!

(Sưu tầm)

* Hãy kể câu chuyện cho bạn bè, người thân cùng nghe.

* Theo em, chi tiết nào trong câu chuyện có tác dụng gây cười.

Trả lời:

Chi tiết gây cười trong truyện nằm ở câu trả lời cuối truyện của người bố.

a.

- Chị em tôi : “Từ đó, tôi không bao giờ nói dối ba… đến hết : được viết theo kiểu không mở rộng.

- Điều ước của vua Mi-đát : Mi-đát làm theo lời dạy của thần… đến hết : được viết theo kiểu mở rộng.

b. Viết đoạn kết bài kiểu mở rộng cho bài băn kể chuyện Chị em tôi.

Sau lần đó, hai chị em tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Chúng tôi đã thực sự hiểu rằng : nói dối nhiều sẽ trở thành một thói quen xấu, vô cùng tệ hại. Người nói dối sẽ đánh mất đi sự tin tưởng và tình yêu thương của những người xung quanh tôi. Đó chính là bài học quý giá của cả hai chị em tôi.

 

Bài giải tiếp theo

Video liên quan