Giải câu 4, 5, 6, vui học trang 26, 27

Giải Cùng em học Tiếng Việt 4 tập 1 tuần 7 câu 4, 5, 6, vui học trang 26, 27 với lời giải chi tiết. Câu 5. Gạch dưới những tên địa lí chưa được viết hoa và viết lại cho đúng


Câu 4

Gia đình em đang sinh sống tại đâu? Em hãy viết tên một số xã (phường, quận, thị xã, thành phố) mà em biết.

Phương pháp giải:

Em chú ý viết đúng quy tắc viết hoa tên riêng.

Lời giải chi tiết:

- Gia đình em đang sinh sống tại: Số 300 Đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

- Kể tên một số xã (phường, quận, thị xã, thành phố) mà em biết: xã Văn Lâm, phường Nam Đồng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội,..


Câu 5

Gạch dưới những tên địa lí chưa được viết hoa và viết lại cho đúng.

Đường vô xứ nghệ quanh quanh

Đường ra hà nội như tranh vẽ rồng

Ai về hà nội ngược nước Hồng Hà

Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui

Đường về xứ lạng mù xa…

Có về hà nội với ta thì về

Đường thủy thì tiện thuyền bè

Đường bộ cứ bến bồ để mà sang.

(Ca dao)

Phương pháp giải:

Em nhớ lại quy tắc viết hoa tên riêng để phát hiện lỗi viết sai trong đoạn thơ.

Lời giải chi tiết:

- Những tên địa lí chưa được viết đúng đó là:          

Đường vô xứ nghệ quanh quanh

Đường ra hà nội như tranh vẽ rồng

Ai về hà nội ngược nước Hồng Hà

Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui

Đường về xứ lạng mù xa…

Có về hà nội với ta thì về

Đường thủy thì tiện thuyền bè

Đường bộ cứ bến bồ để mà sang.

- Sửa lại:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng

Ai về Hà Nội ngược nước Hồng Hà

Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui

Đường về xứ Lạng mù xa...

Có về Hà Nội với ta thì về

Đường thủy thì tiện thuyền bè

Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang.

                                                 (Ca dao)


Câu 6

Dựa vào nội dung câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, hãy viết một đoạn văn kể lại câu chuyện của cậu bé An-đrây-ca

Phương pháp giải:

Em nhớ lại những nội dung chính của câu chuyện.

- Cậu bé An-đrây sống cùng với ai

- Mẹ đã nhờ cậu bé làm việc gì?

- Trên đường đi, cậu bé đã gặp chuyện gì?

- Kết thúc của câu chuyện như thế nào? Suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

            Vào năm An-đrây-ca lên 9 tuổi, có một chuyện không vui ập đến khiến cho mãi sau này cậu vẫn còn dằn vặt mãi không thôi. Năm đó, An-đrây-ca sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại đã 96 tuổi nên rất yếu. Một buổi chiều, An-đrây-ca nghe thấy ông nói với mẹ rằng: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ rất lo cho ông nên chỉ có thể ở bên cạnh túc trực, chăm sóc cho ông. Mẹ nhờ An-đrây-ca đi ra ngoài mua thuốc. An-đrây-ca vâng lời mẹ, nhanh nhẹn đi ngay. Thế nhưng dọc đường đi, cậu bé lại bị những người bạn rủ rê chơi đá bóng. Phải chơi tới một lúc, cậu mới nhớ ra việc mà mẹ đã dặn mình làm. Ngay lập tức, An-đrây-ca chạy ngay tới tiệm mua thuốc rồi trở về nhà. Bước vào nhà, cậu sững người khi biết ông đã qua đời, còn mẹ thì đang đau đớn khóc nấc lên từng tiếng. Vì nghĩ rằng do mình đem thuốc về trễ nên ông mới không qua khỏi, An-đrây-ca cũng òa lên khóc nức nở. Và mặc dù mẹ đã an ủi cậu rằng cậu không hề có lỗi, ông đã mất từ ngay khi cậu vừa ra khỏi nhà nhưng cậu bé vẫn không ngừng dằn vặt bản thân mình. Cả đêm ấy, An-đrây-ca ngồi khóc nức nở dưới gốc cây táo do ông vun trồng. Nỗi dằn vặt ấy còn theo mãi cậu bé cho tới tận sau này.


Vui học

Vì chân không rỗng, thưa thầy

            Một giáo viên đưa ra bài học về sự lưu thông của máu. Cố gắng để làm cho vấn đề rõ ràng hơn, ông nói:

            - Bây giờ, nếu tôi trồng cây chuối, như các bạn đã biết, máu sẽ dồn xuống đầu và mặt tôi sẽ chuyển sang màu đỏ.

            Cả lớp đồng thanh:

            - Vâng, thưa thầy!

            Thầy giáo vui mừng hỏi tiếp:

            - Vậy tại sao khi tôi đang đứng ở vị trí bình thường, máu lại không dồn xuống chân tôi?

            Một cậu bé hét lên:

            - Vì chân không rỗng, thưa thầy!

(Sưu tầm)

Kể câu chuyện cho người thân nghe và cùng trao đổi về nội dung câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Điều đáng buồn cười ở câu chuyện trên là trong khi thầy giáo đang lấy ví dụ để học sinh hiểu về sự lưu thông của máu thì học sinh lại hiểu rằng vì não rỗng nên máu mới dồn xuống đó được khi ta trồng cây chuối còn chân thì không rỗng nên máu không dồn xuống đó được.

Bài giải tiếp theo