Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 1 - trang 37, 38 - Tuần 10 - Tiết 1

Giải bài tập 1, 2, 3 trang 37, 38 Tiết 1 Tuần 10 có đáp án và lời giải chi tiết, sách Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 1


Lời giải chi tiết

Câu 1. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Rơm tháng Mười

      Tôi nhớ những mùa gặt tuổi thơ. Nhớ cái hanh tháng Mười trong như hổ phách. Những con đường làng đầy rơm vàng óng ánh. Rơm phơi héo tỏa mùi hương thơm ngầy ngậy, bọn trẻ con chạy nhảy trên những con đường rơm, sân rơm nô đùa. Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ và ấm sực trải khắp ngõ ngách bờ tre. Bất cứ chỗ nào bọn trẻ cũng nằm lăn ra để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất. Còn tôi thì mùa gặt đến, tôi làm chiếc lều bằng rơm nếp vào dệ tường hoa đầu sân, nằm trong đó, thò đầu ra, lim dim mắt nhìn bầu trời trong xanh, tràn ngập nắng ấm tươi vàng và những sợi tơ trời trắng muốt bay lửng lơ.

(Theo Nguyễn Phan Hách)

Hổ phách: một loại nhựa cây lâu năm hóa thạch dùng làm đồ trang sức.

a) Rơm được miêu tả như thế nào?

b) Nhân vật tôi và các bạn nhỏ chơi trò gì với rơm?

c) Theo em, những kí ức tuổi thơ của tác giả có đáng quý không? Vì sao?

Trả lời: 

a) Rơm được miêu tả như sau : khi phơi héo tỏa mùi thơm ngầy ngậy, như tấm thảm vàng khổng lồ, ấm sực.

b) Nhân vật tôi làm chiếc lều bằng rơm còn các bạn nhỏ thì nằm lăn ra rơm để sưởi nắng hoặc lăn lộn, vật nhau, chơi trò đi lộn đầu xuống đất.

c) Những kí ức tuổi thơ của tác giả thật đáng quý vì đó là những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên, vô tư, trong sáng, thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của tác giả.

Câu 2. Điền vào chỗ trống oai hay oay? (Thêm dấu thanh nếu cần)

a) nguôi ng…….

b) bà ng…….

c) phá h…….

d) nước ng…….

e) ng……. tai

g) hí h…….

Trả lời:

a) nguôi ngoai               d) nước ngoài

b) bà ngoại                    e) ngoáy tai

c) phá hoại                    g) hí hoáy

Câu 3. Gạch dưới những từ chỉ âm thanh được so sánh với nhau trong những câu dưới đây:

a) Buổi chiều, tiếng hót của họa mi có khi êm đềm, có khi rộn rã như tiếng đàn ai bấm trong bóng xế.

b) Những con chim kơ-púc rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo.

c) Cách xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng thác nước réo, tưởng như có trăm vạn tiếng quân reo giữa rừng trùng điệp.

Trả lời:

a) Buổi chiều, tiếng hót của họa mi có khi êm đềm, có khi rộn rã như tiếng đàn ai bấm trong xế chiều.

b) Những con chim Kơ-púc rướn cặp mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh  nghe như tiếng sáo.

c) Cách xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng thác nước réo, tưởng như có trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng điệp.

Bài giải tiếp theo
Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 3 tập 1 - trang 38, 39 - Tuần 10 - Tiết 2