Ôn tập chương 3 trang 48 SGK Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

Rừng có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất Trình bày mục đích sử dụng và nêu ví dụ minh họa các loại rừng phổ biến ở Việt Nam.


Câu hỏi ôn tập

1. Rừng có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất.

Lời giải chi tiết:

Vai trò của rừng đối với sản xuất và đời sống:

- Điều hòa không khí, làm sạch môi trường không khí: hấp thụ các loại khí cacbonic, bụi trong không khí thải ra khí oxi.

- Phòng hộ , hạn chế được thiên tai (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …)

- Cung cấp nguyên liệu thô để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …. cung cấp nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm sử dụng trong đời sống

- Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí

- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng

- Đảm bảo chỗ ở cho động vật

2. Trình bày mục đích sử dụng và nêu ví dụ minh họa các loại rừng phổ biến ở Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

- Rừng sản xuất: Rừng keo trồng (Đồng Hỉ - Thái Nguyên); Các rừng ở Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Định, Quảng trị, vùng Tây Nguyên và Đông Bắc Bộ (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và một số tỉnh lân cận khác)

- Rừng đặc dụng: Rừng Cúc Phương (Ninh Bình);  Vườn Quốc Gia Pù Mát, Vườn Quốc Gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình); Vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ); Khu Bảo tồn thiên nhiên Thanh Phú (Bến Tre); Vườn Quốc Gia Bái Tử Long (Quảng Ninh); Vườn Quốc Gia Ba Bể ( Bắc Cạn); Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình); Rừng U Minh ( Kiên Giang); Rừng Yok Đôn (Đắk Lắk) ...

- Rừng phòng hộ: Rừng Sơn Động (Bắc Giang); Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau; Khu rừng phòng hộ xung yếu và sản xuất Lâm ngư trường 184 ( Cà Mau); Rừng phòng hộ ven biển Nhà Mát (Bạc Liêu)...

3. Trình bày quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất và cây con rễ trần.

Lời giải chi tiết:

Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất:

- Chuẩn bị diện tích đất để trồng

- Tạo lỗ

- Rạch lớp vỏ bầu

- Đặt cả bầu cây vào hố

- Lấp đất lần 1

- Lấp đất lần 2

- Vun gốc cây

Quy trình trồng rừng bằng cây con có rễ trần:

- Tạo lỗ

- Đặt cây vào hố

- Lấp đất 

- Vun gốc cây

4. So sánh quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu đất và cây con rễ trần

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Đều gồm các bước: tạo lỗ trong hố đất, đặt cây vào lỗ trong hố đất, lấp đất, nén chặt, vun đất kín gốc cây.

- Khác nhau:

Tạo lỗ trong hố đất:

+ Trồng cây có bầu chỉ tạo lỗ trong hố đất vừa với bầu, sau đó đặt cả bầu( có rạch lớp vỏ bầu)

+ Trồng cây rễ trần phải tạo lỗ sâu trong hố đất để kín rễ, khi lấp đất không làm rễ cong, gãy.

Số lần nén đất:

+ Trồng cây có bầu: 2 lần lấp và nén đất.

+ Trồng cây con rễ trần: 1 lần lấp và nén đất.

5. Nêu tác dụng của các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng?

Lời giải chi tiết:

- Làm rào bảo vệ => Giữ cây đứng thẳng và bảo vệ, tránh sự phá hại của thú rừng

- Phát quang: Chặt bỏ dây leo, cây dại chèn ép cây rừng => Tránh sự chèn ép về ánh sáng, dinh dưỡng đối với cây rừng và để dễ dàng chăm sóc hơn vì không bị vướng bận những cây khác

- Làm cỏ: Diệt cỏ mọc xen với cây rừng => Loại bỏ cây dại tranh ánh sáng, dinh dưỡng của cây rừng

- Xới đất, vun gốc: Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc, vun vào gốc cây => Giữ cho cây vững, cung cấp dinh dưỡng cho cây, cho dễ thoát nước hơn, tránh ngập úng làm chết cây

- Bón phân: Cung cấp phân bón lót lúc chuẩn bị trồng và bón khi cây lớn lên  => Bổ sung kịp thời dinh dưỡng cho cây

- Tỉa và dặm cây: Tỉa cây ở hố có nhiều cây, để lại 1 cây/ hố. Trồng vào chỗ cây chết, thưa => Đảm bảo mật độ cây rừng

6. Hãy trình bày các biện pháp bảo vệ bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng.

Lời giải chi tiết:

- Tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho những người xung quanh về bảo vệ, phát triển rừng.

- Nâng cao ý thức của người dân về việc phối hợp với ban quản lý rừng trong việc phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm hại rừng

- Các địa phương, đơn vị, chủ rừng chủ động thực hiện các phương án tuần tra, canh gác, phòng cháy, chữa cháy rừng; chuẩn bị sẵn sàng máy móc, trang thiết bị dụng cụ chữa cháy.

- Nghiêm cấm mọi hành động phá hoại rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, săn bắt, mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản cũng như các loài động vật bị cấm khai thác, săn bắt,..

- Cần có chế tài xử phạt nghiêm, mang tính răn đe các trường hợp vi phạm biện pháp bảo vệ bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng.

7. Hiện nay, việc bảo vệ rừng ở nước ta thực hiện như thế nào?

Lời giải chi tiết:

Những hoạt động bảo vệ rừng ở nước ta hiện nay:

- Đầu tư phát triển kinh tế rừng ở miền núi, xây dựng các mô hình nông - lâm kết hợp, giúp đồng bào các dân tộc ít người nắm kĩ thuật và phương thức canh tác để đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Quản lí chặt chẽ việc khai thác và tăng cường trồng và bảo vệ rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng).

- Giáo dục nâng cao ý thức về bảo vệ rừng trong nhân dân.

- Thực hiện chính sách giao đất giao rừng cho rừng hộ gia đình quản lí.

- Phong trào “Tết trồng cây” được các địa phương hưởng ứng, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể về trồng rừng, bảo vệ rừng và trồng cây phân tán để bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái.

8. Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên rừng của đất nước?

Lời giải chi tiết:

- Tích cực trồng cây, hăng hái tham gia các phong trào bảo vệ môi trường, nhặt rác thải có trên rừng

- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.

- Lựa chọn sử dụng những đồ vật thân thiện với môi trường để mua và sử dụng một cách hợp lí.

- Không bẻ cây, bẻ cành, ngắt hoa.

- Thông báo đến cơ quan chức năng khi phát hiện cá nhân hay tổ chức phá hoại rừng.

Bài giải tiếp theo