Ôn tập chủ đề 1. Khái quát về công nghệ trang 24 SGK Công nghệ 10 Cánh diều
Hãy nêu các khái niệm khoa học, kĩ thuật và công nghệ Khoa học, kĩ thuật và công nghệ có quan hệ với nhau như thế nào? Hãy trình bày mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
I. Hệ thống hóa kiến thức
Hãy hoàn thiện sơ đồ sau: |
Lời giải chi tiết:
(1) Liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ
(2) Quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
(3) Công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử
(4) Công nghệ điều khiển và tự động hóa
(5) Công nghệ truyền thông không dây
(6) Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật
(7) Yêu cầu của thị trường lao động
(8) Các thông tin chính về thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
(9) Lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ
1. Hãy nêu các khái niệm khoa học, kĩ thuật và công nghệ |
Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy
Kĩ thuật là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
Công nghệ là các giải pháp để ứng dụng và phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biết trong công nghiệp.
Các khái niệm khoa học, kĩ thuật và công nghệ là
+ Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy
+ Kĩ thuật là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
+ Công nghệ là các giải pháp để ứng dụng và phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biết trong công nghiệp.
2. Khoa học, kĩ thuật và công nghệ có quan hệ với nhau như thế nào? |
Khoa học, kĩ thuật và công nghệ có quan hệ hai chiều, tác động lẫn nhau.
+ Khoa học tạo cơ sở cho sự phát triển của kĩ thuật. Ngược lại, kĩ thuật phát triển lại giúp khoa học tiến bộ hơn.
+ Kĩ thuật vật liệu điện tử phát triển, giúp công nghệ thông tin phát triển. Ngược lại, công nghệ thông tin phát triển, tạo ra các công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ truyền thông Internet kết nối vạn vật (IoT) giúp cho kĩ thuật điều khiển tự động, điều khiển thông minh phát triển.
+ Công nghệ hình thành và phát triển dựa trên sự phát triển của khoa học. Ngược lại, công nghệ phát triển tạo ra các sản phẩm mới hỗ trợ cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học, làm cho khoa học ngày càng phát triển.
3. Hãy trình bày mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội. |
Công nghệ ảnh hưởng tới tự nhiên: làm thay đổi môi trường, khí hậu, … Tự nhiên cũng làm công nghệ phát triển khi sử dụng các công nghệ sạch, an toàn. Để bảo vệ tự nhiên đòi hỏi phải phát triển các công nghệ sạch, an toàn.
Công nghệ giúp tạo ra các sản phẩm để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người và xã hội. Nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội lại thúc đẩy công nghệ phát triển
Công nghệ có quan hệ qua lại mật thiết với tự nhiên, con người và xã hội.
Công nghệ ảnh hưởng tới tự nhiên: làm thay đổi môi trường, khí hậu, … Tự nhiên cũng làm công nghệ phát triển khi sử dụng các công nghệ sạch, an toàn. Để bảo vệ tự nhiên đòi hỏi phải phát triển các công nghệ sạch, an toàn.
Công nghệ giúp tạo ra các sản phẩm để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người và xã hội. Nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội lại thúc đẩy công nghệ phát triển
4. Hệ thống kĩ thuật là gì? Trình bày cấu trúc của hệ thống kĩ thuật. |
- Hệ thống kĩ thuật là: một tập hợp các phần tử (các chi tiết, bộ phận, máy, thiết bị) có mỗi liên kết vật lí với nhau, nhằm thực hiện nhiệm vụ nhất định.
- Cấu trúc của hệ thống kĩ thuật gồm có ba phần tử là:
+ Phần tử đầu vào là nơi tiếp nhận các thông tin của hệ thống kĩ thuật.
+ Phần tử xử lí và điều khiển là nơi xử lí thông tin từ phần tử đầu vào và đưa ra tín hiệu điều khiển cho đầu ra
+ Phần từ đầu ra là các cơ cấu chấp hành, nhận tín hiệu điều khiển để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống kĩ thuật.
5. Hãy kể tên các công nghệ phổ biến, nội dung cơ bản của từng công nghệ đó |
Một số công nghệ phổ biến hiện nay là:
Công nghệ trong lĩnh vực luyện kim, cơ khí như:
+ Công nghệ luyện kim
+ Công nghệ đúc
+ Công nghệ gia công cắt gọt
+ Công nghệ gia công áp lực
+ Công nghệ hàn
Công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử như:
+ Công nghệ sản xuất điện năng
+ Công nghệ điện – quang
+ Công nghệ điện – cơ
+ Công nghệ điều khiển và tự động hóa
+ Công nghệ truyền thông không dây
Một số công nghệ phổ biến hiện nay và nội dung cơ bản của từng công nghệ đó là:
6. Cho biết triển vọng của thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. |
Với chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài về lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, nên số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng ngày càng nhiều. Nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ngày càng lớn.
+ Người lao động được đào tạo về chuyên môn kĩ thuật, công nghệ đã tăng về số lượng và chất lượng đáp ứng được nhu cầu lao động trong nước và xuất khẩu lao động.
+ Số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng ngày càng nhiều.
+ Nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ ngày càng lớn.
=> Tạo ra một làn sóng mới với sự ra đời của các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển nhiều ngành nghề mới liên quan đến sự phát triển của ngành công nghệ thông tin.
7. Khi chọn ngành nghề, em cần quan tâm đến những thông tin chính nào của thị trường lao động? |
Khi lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ cần:
+ Xem xét triển vọng các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
+ Xem xét các yêu cầu của thị trường lao động như: vị trí việc làm, chuyên ngành đào tạo, kĩ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, khả năng thích ứng, tính cách, sở thích của bản thân để có những chuẩn bị cần thiết, phù hợp.
+ Xem xét khả năng và kết quả học tập ở các môn Toán, Vật lí, Công nghệ, Tin học,..
+ Xác định vị trí việc làm trong tương lai phù hợp với khả năng như: công nhân, kĩ thuật viên, kĩ sư, quản lí sản xuất.
+ Xem xét triển vọng các nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.
+ Xem xét các yêu cầu của thị trường lao động như: vị trí việc làm, chuyên ngành đào tạo, kĩ năng nghề nghiệp, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học, khả năng thích ứng, tính cách, sở thích của bản thân để có những chuẩn bị cần thiết, phù hợp.
+ Xem xét khả năng và kết quả học tập ở các môn Toán, Vật lí, Công nghệ, Tin học,..
+ Xác định vị trí việc làm trong tương lai phù hợp với khả năng như: công nhân, kĩ thuật viên, kĩ sư, quản lí sản xuất.
8. Hãy nêu yêu cầu của thị trường lao động đối với nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ |
Thị trường lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp ứng được một số yêu cầu tối thiểu nhất định. Mỗi một nghề cụ thể, một vị trí việc làm cụ thể sẽ đặt ra những yêu cầu khác nhau: yêu cầu vị trí việc làm, chuyên môn kĩ thuật, công nghệ hoặc các kĩ năng; yêu cầu về ngoại ngữ; yêu cầu về trình độ công nghệ thông tin, yêu cầu về tính năng động, sáng tạo, yêu cầu về kinh nghiệm về nghề nghiệp,…
Ví dụ:
- Đối với kĩ sư cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
+ Có trình độ, kiến thức chuyên môn, kĩ năng, kĩ thuật, công nghệ vững vàng.
+ Thông thạo ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật, công nghệ.
+ Sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng trong thiết kế và sản xuất.
+ Làm việc tích cực, năng động, sáng tạo.
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm
- Đối với công nhân kĩ thuật cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
+ Có kĩ năng thực hành nghề vững vàng.
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Ôn tập chủ đề 1. Khái quát về công nghệ trang 24 SGK Công nghệ 10 Cánh diều timdapan.com"