Bài 7. Một số loại phân bón thường dùng trong trồng trọt trang 39, 40, 41, 42, 43 SGK Công nghệ 10 Cánh diều

Quan sát Hình 7.1 và cho biết phân bón ảnh hưởng như thế nào đến độ phì nhiêu của đất trồng,năng suất và chất lượng ngô. Vì sao phải bón phân cho cây trồng? Vì sao bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất thoái hóa?


Câu hỏi tr 39

Mở đầu

Quan sát Hình 7.1 và cho biết phân bón ảnh hưởng như thế nào đến độ phì nhiêu của đất trồng,năng suất và chất lượng ngô.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 39 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Ảnh hưởng của phân bón:

– Làm tăng độ phì nhiêu, đất tơi xốp, tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất

– Tăng năng suất và chất lượng cây trồng

Câu hỏi

Vì sao phải bón phân cho cây trồng?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 39 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Phải bón phân cho cây trồng vì:

- Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

- Cải thiện tính chất của đất trống; làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, thoát nước;

- Khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất.

- Cải thiện hệ vi sinh vật có lợi, ngăn ngừa các vi sinh vật có hại trong đất, bảo vệ đất trống.



Câu hỏi tr 40

Câu hỏi

1. Vì sao bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất thoái hóa ?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 40 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Bón nhiều phân hóa học, bón liên tục nhiều năm sẽ làm cho đất thoái hóa vì:

Lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ và mỗi loài thì có một nhu cầu dinh dưỡng riêng, việc bón quá nhiều phân hóa học sẽ dẫn đến tình trạng “dư thừa” mà thực vật không thể hấp thụ hết và chúng lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá chúng biến thành những hợp chất gây nguồn ô nhiễm cho mạch nước ngầm và các dòng sông. 

Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hoá học, độ sâu và độ rộng thì tình trạng ô nhiễm đất ngày càng nghiêm trọng.

2. Kể tên và cho biết đặc điểm của các loại phân bón hóa học trong Hình 7.2

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 40 và hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Hình A: Phân đạm: dạng tinh thể màu trắng (tinh thể hạt mịn hoặc hạt lớn) dễ tan, chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nitơ (N), chủ yếu dùng để bón thúc.

Hình B: Phân Super lân: dạng bột màu xanh xám, khó tan thường dùng để bón lót.

Hình C: Phân Kali: thường có dạng màu nâu đỏ, ..phân chua sinh lý, dễ hòa tan trong nước, có hệ số sử dụng dinh dưỡng cao dùng để bón thúc là chính.

Hình D: Phân tổng hợp NPK: phân bón hỗn hợp chứa các nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali.

Câu hỏi

Vì sao không nên bón lót nhiều phân đạm, phân kali cho cây trồng?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 40 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Không nên bón lót nhiều phân đạm, phân kali cho cây trồng vì:

Nếu bón nhiều đạm thì cây trồng phát triển quá mức, lượng nước trong cây lớn nên cây yếu, ngoài ra cây còn bị ngộ độc nitrat. Bón quá nhiều phân kali cây không hấp thụ được hết, bị rửa trôi nên gây thiệt hại về kinh tế.

Luyện tập
 

Quan sát hình 7.3 và trả lời câu hỏi sau:

1. Chỉ số 25 – 25 -5 trên bao bì khối lượng tịnh 50 kg cho biết điều gì?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 40 và hình để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Chỉ số 25 – 25 -5 trên bao bì khối lượng tịnh 50kg cho biết:

- Chỉ số đó thể hiện: Thành phần phân đạm chiếm 25%, phân lân chiếm 25%, phân kali chiếm 5%

2. Để bón 100kg N, 100kg K2O, 20kg P2O5 cho cây trồng thì cần phải bón bao nhiêu kg NPK 25-25-5?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 40 và hình để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Để bón 100kg N, 100kg K2O, 20kg P2O5 cho cây trồng thì cần phải bón: 400 kg NPK 25-25-5


Câu hỏi tr 41

Câu hỏi

1. Vì sao phân hữu cơ dùng để bón lót là chính ?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 41 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính vì hiệu quả chậm và những chất hữu cơ trong phân phải qua quá trình khoáng hóa thì cây mới sử dụng được.

2. Quan sát hình 7.4 cho biết sự khác nhau về cơ chế cung cấp dinh dưỡng của phân hóa học và phân hữu cơ.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 41 và hình để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Sự khác nhau về cơ chế cung cấp dinh dưỡng của phân hóa học và phân hữu cơ:

Cơ chế cung cấp dinh dưỡng của phân bón hóa học: cung cấp trực tiếp chất nuôi dưỡng cây trồng. Còn phân bón hữu cơ: phải trải qua một loạt quá trình thông qua: vật chất hữu cơ -> dinh dưỡng cho đất - -> hệ vi sinh vật -> chất nuôi dưỡng cây trồng.

Vận dụng

Ở địa phương em thường dùng các loại phân hóa học nào, phân hữu cơ nào? Các loại phân đó được bón như thế nào (Lượng bón,cách bón,thời điểm bón) ?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 41 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Địa phương sử dụng phân hữu cơ truyền thống:

Đây là phân có nguồn gốc hữu cơ từ chất thải động vật, rác thải, bùn...và được ủ theo những phương pháp truyền thống. Đối với nhóm phân này, cần phải ủ cho hoai mục mới nên sử dụng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một số vi sinh vật như Trichoderma, EM để làm giảm quá trình phân hủy, tăng hiệu quả sử dụng.

- Thời điểm bón: Sử dụng loại phân truyền thống này đạt hiệu quả nhất khi bón lót vào đất, trước khi trồng cây 15 ngày. Vì loại phân này phân hủy chậm, tan lâu nên cần bón trước vào đất, đợi 15 ngày để các chất dinh dưỡng tan trong đất cây sẽ dễ dàng hấp thụ hơn.

- Cách bón: khi bón, có thể rải theo hàng, bón vào trong hổ, xới đất lên trộn lên hoặc xới đất lên rải khắp bề mặt rồi lấp đất lại.

- Lượng phân: tùy thuộc vào tình trạng đất và loại cây trồng canh tác.

Luyện tập

Sự khác nhau cơ bản giữa phân hữu cơ và phân vi sinh là gì?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 41 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Đặc điểm so sánh

Phân vi sinh

Phân hữu cơ

Bản chất

Là chế phẩm chứa các loài vi sinh có ích

Phân có thời gian sử dụng ngắn, do khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

chất thải của gia súc, gia cầm, xác động, thực vật, rác thải hữu cơ và cách xử lí truyền thống

Phân sử dụng lâu hơn.

Chất mang

Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng: P2O5, Ca, Mg, S,.. thường sử dụng mùn làm chất độn, chất mang vi sinh

chưa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, giàu mùn

Biện pháp sử dụng

Chủ yếu bón lót, rải xung quanh gốc cây hoặc trộn vào đất trước khi trồng.

Bón lót là chính nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục

Vai trò

Cải tạo đất, ngăn ngừa sâu bệnh hại trong đất

 

Câu hỏi tr 42

Câu hỏi

Vì sao không được trộn phân vi sinh với các loại phân hóa học hay tro bếp?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 42 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

Vì trộn phân vi sinh với các loại phân hóa học hay tro bếp khi sử dụng sẽ làm chết vi sinh vật

Vận dụng

Ở địa phương em thường dùng các loại phân vi sinh nào? Các loại phân đó được bón như thế nào( Lượng bón, cách bón, thời điểm bón,loại cây trồng được bón)?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 42 để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

- Phân vi sinh vật cố định đạm

- Phân vi sinh vật chuyển hóa lân

- Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

Luyện tập

Hãy so sánh các loại phân bón theo bảng 7.1

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 42 và bảng để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết: 

 Loại phân

Đặc điểm chính

Biện pháp sử dụng

Bảo quản

Phân bón hóa học

Sản xuất theo quy trình công nghiệp, sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp.

Có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ hòa tan (trừ phân lân), cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh.

Phân đạm và phân kali: bón thúc là chính

Phân lân: khó tan nên thường dùng để bón lót.

Phân tổng hợp: phù hợp với từng loại đất, từng loại cây trồng và thời điểm bón.

Nên bón kết hợp với phân hữu cơ

Để nơi cao  ráo, thoáng mát, không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng.

Phân đạm: cần bảo quản kín, hạn chế tối đa để phân tiếp xúc với không khí. 

Phân bón hữu cơ

Có nguồn gốc từ chất thải của gia súc, gia cầm; xác động, thực vật.

Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, giàu mùn.

Phải qua quá trình khoáng hóa nên hiệu quả chậm. 

Thường dùng bón lót là chính nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục.

Cần che phủ kín

Phân bón vi sinh

Có chứa các vi sinh vật có ích: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hóa lân, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

Chưa đa dạng các yếu tố dinh dưỡng như: P2O5; Ca; Mg; S,..

Chủ yếu để bón lót, rải xung quanh gốc cây hoặc trộn vào đất trước khi trồng.

ần bảo quản ở nhiệt độ dưới 30oC và không nên bảo quản quá 6 tháng kể từ ngày sản xuất.


Lý thuyết