Bài 20. Công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt trang 101, 102, 103, 104, 105 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức
Thu hoạch, bảo quản sản phẩm trồng trọt nhằm mục đích gì? Những công nghệ nào đang được áp dụng trong công nghệ thu hoạch, bảo quản sản phẩm trồng trọt.
Câu hỏi tr 101
Mở đầu
Thu hoạch, bảo quản sản phẩm trồng trọt nhằm mục đích gì? Những công nghệ nào đang được áp dụng trong công nghệ thu hoạch, bảo quản sản phẩm trồng trọt. |
Lời giải chi tiết:
Thu hoạch, bảo quản nông sản nhằm mục đích hạn chế hao hụt về số lượng và hạn chế giảm chất lượng của nông sản. Ví dụ không bảo quản hoặc bảo quản không tốt, các nông sản dễ bị mốc, mọt phá hoại, rau quả sẽ bị thối. Nếu không bảo quản các sản phẩm trồng trọt sẽ bị mốc, hỏng, mối mọt, chuột, gián sẽ ăn mất.
Một số công nghệ được áp dụng trong thu hoạch, bảo quản sản phẩm trồng trọt là:
- Bảo quản bằng kho silo
- Bảo quản trong kho lạnh
- Bảo quản bằng chiếu xạ
- Bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh
- Bảo quản bằng công nghệ plasma lạnh
Câu hỏi tr 103
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về các trung tâm chiếu xạ sản phẩm trồng trọt ở Việt Nam. |
Lời giải chi tiết:
Ví dụ giới thiệu trung tâm chiếu xạ Hà Nội:
Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội được xây dựng ở phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, trên diện tích 1,8 ha. Trung tâm gồm 3 bộ phận chính:
Thiết bị chiếu xạ bao gồm nguồn chiếu xạ cobalt – 60 kèm theo hệ thống băng tải để vận chuyển hàng hóa chiếu xạ theo quy trình công nghệ tự động.
Nguồn cobalt – 60 đặt trong hầm kín được bảo quản khô, máy chiếu phẳng có tường bê tông dày 0,5 m ngăn cách, bảo đảm an toàn phóng xạ cho các hoạt động liên quan cũng như môi trường xung quanh.
Toàn bộ hệ thống thiết bị được hệ thống điều khiển đặt ở phía ngoài chỉ huy bằng các camera và đèn tín hiệu, tùy theo yêu cầu chiếu xạ của từng loại sản phẩm (cường độ chiếu, khối lượng, sản phẩm, kích thước, hình dáng của sản phẩm…) quyết định thời gian chiếu.
Hệ thống kho chứa, để bảo quản hàng hóa trước và sau khi chiếu xạ. Theo thiết kế ban đầu, trung tâm có một kho chứa hàng bình thường, diện tích 750m2, một kho lạnh ở nhiệt độ 0 độ C và 15 độ C với diện tích 750m2, nhưng do điều kiện kinh phí nên trung tâm mới có được kho chứa 750 m2.
Hệ thống các phòng thí nghiệm hóa học, hóa lý và sinh học để nghiên cứu, thí nghiệm liều chiếu xạ cho các loại sản phẩm khác nhau như khoai tây, hành tỏi, gia vị, thuốc lá, dược liệu, hoa quả tươi, thịt, mực khô, cá khô…
Tại đây cũng nghiên cứu, thử nghiệm, theo dõi, đánh giá các sản phẩm chiếu xạ để xây dựng quy trình chiếu với hiệu quả cao nhất.
Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội là cơ sở ứng dụng công nghệ bức xạ đầu tiên ở Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, thực nghiệm để chuyển giao công nghệ bức xạ Việt Nam.
Câu hỏi tr 105
Luyện tập
1. Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tổn thất sản phẩm trồng trọt và đề xuất giải pháp khắc phục. |
Lời giải chi tiết:
Một số nguyên nhân dẫn đến tổn thất sản phẩm trồng trọt:
- Thu hoạch không đúng thời điểm: sản phẩm quá chín hoặc quá xanh
- Trong quá trình thu hoạch không cẩn trọng làm tổn thất sản phẩm trồng trọt
- Bảo quản không đúng cách dẫn đến mối mọt hoặc hỏng nông sản
- Điều kiện đóng gói, vận chuyển và công nghệ chế biến sau thu hoạch còn hạn chế đã gây tổn thất cho nông sản...
Một số giải pháp:
- Sử dụng các biện pháp cơ giới hóa thu hoạch, đầu tư công nghệ cao trong bảo quản sản phẩm trồng trọt.
- Tiếp tục xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa mang tính ổn định.
- Giải quyết đồng bộ các vấn đề: Thị trường tiêu thụ, vốn đầu tư cho sản xuất, đầu tư hạ tầng cơ sở, đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân, áp dụng thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; đẩy mạnh các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản...
2. Trong phương pháp bảo quản bằng khí quyển điều chỉnh, để làm giảm hoạt động hô hấp của sản phẩm trồng trọt thì nồng độ khí CO2 và O2 được điều chỉnh tăng hay giảm? Tại sao? |
Lời giải chi tiết:
Để làm giảm hoạt động hô hấp của sản phẩm trồng trọt, cần giảm nồng độ O2, tăng nồng độ CO2 đến mức phù hợp.
Như con người, rau và trái cây cũng hô hấp. Chúng hấp thụ khí Oxy (O2) và thải ra khí Carbon Dioxide (CO2). Nhiều nghiên cứu cho thấy, môi trường bảo quản có nồng độ Oxy càng thấp thì rau và trái cây càng giảm hô hấp. Từ đó trì hoãn được quá trình chín và lão hóa, giúp rau và trái cây bảo quản được lâu hơn nhưng vẫn giữ được hương vị và chất lượng.
1. Phân tích ưu, nhược điểm của các biện pháp bảo quản sản phẩm trồng trọt đang thực hiện ở gia đình em. Đề xuất biện pháp bảo quản phù hợp cho một số loại sản phẩm trồng trọt phổ biến ở địa phương em |
Lời giải chi tiết:
Gia đình em sử dụng phương pháp bảo quản bằng kho silo:
- Ưu điểm:
+ Số lượng lớn và thời gian dài
Tự động hóa trong nhập kho và xuất kho
+ Ngăn chặn ảnh hưởng của động vật, vi sinh vật và môi trường
+ Tiết kiệm chi phí lao động và diện tích mặt bằng.
- Nhược điểm: chi phí đầu tư cao.
2. Đề xuất biện pháp bảo quản phù hợp cho một số loại sản phẩm trồng trọt phổ biến ở địa phương em? |
Lời giải chi tiết:
Đề xuất biện pháp bảo quản phù hợp cho một số loại sản phẩm trồng trọt phổ biến ở địa phương em:
- Thóc, ngô: bảo quản bằng kho silo
- Vải thiều, một số loại rau: bảo quản bằng kho lạnh
Lý thuyết
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài 20. Công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản sản phẩm trồng trọt trang 101, 102, 103, 104, 105 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức timdapan.com"