Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2020 - 2021 Trường THCS Amsterdam

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 7 năm 2020 - 2021 Trường THCS Amsterdam với cách giải nhanh và chú ý quan trọng


Đề bài

Câu 1 (5 điểm):

      Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bạn đến chơi nhà

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cà, khôn chài cả,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi

Cải chửa ra cây, cà mới nu,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta!

(Nguyễn Khuyến)

a. (0.5 điểm): Bài thơ "Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ nào? Kể tên một bài thơ đã học có cùng thể thơ đó.

b. (0.5 điểm): Chi ra quan hệ tử được dùng trong bài thơ trên.

c. (1.0 điểm): Em hãy so sánh cụm từ "ta với ta” trong hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà”.

d. (3.0 điểm): “Bạn đến chơi nhà" đã thể hiện một quan niệm đẹp về tình bạn. Viết đoạn văn từ 8 -10 câu biểu cảm về tình bạn đẹp được thể hiện trong bài thơ.

Câu 2 (5 điểm):

Học sinh chọn một trong hai đề:

Đề 1: Biểu cảm về vẻ đẹp bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) của Hồ Chí Minh.

Đề 2: Biểu cảm về vẻ đẹp bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

Lời giải chi tiết

Câu 1

a.

*Phương pháp: Nhớ lại các thể thơ đã học

*Cách giải:

- Bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú.

- Văn bản có cùng thể thơ: Qua đèo Ngang.

b.

*Phương pháp: Nhớ lại bài học Quan hệ từ.

*Cách giải:

- Quan hệ từ trong bài: “thời”, “với”.

c.

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

* Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

* Khác nhau:

- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:

+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)

+ Ta: Khách (bạn)

=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

- Trong bài qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan:

+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)

=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng

- Cụm từ ta với ta:

+ Bà Huyện Thanh Quan: Biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ

+ Nguyễn Khuyến: Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy.

d.

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức: đoạn văn ngắn khoảng 8 – 10 câu.

- Yêu cầu nội dung:

+ Viết đoạn văn về tình bạn trong bài thơ.

  1. Mở đoạn: giới thiệu sơ lược về tình bạn của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ qua bài thơ.
  2. 2.      Thân đoạn:

a. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:

+ Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

+ Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm

- Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở.

- Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn.

=> Tự nhiên, mộc mạc, giản dị và chân thành.

b. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt và bông đùa khi bạn đến chơi.

⇒ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.

c. Tình bạn thắm thiết của tác giả

- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:

+ Ta (1): chủ nhà – nhà thơ

+ Ta (2): khách – bạn

- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

  1. Kết đoạn: ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả


Câu 2:

Đề 1

*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về “Nguyên tiêu”.

- Hướng dẫn cụ thể:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

- Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ

2. Thân bài

a. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” khắc họa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong đêm trăng mùa xuân

- Bức tranh trong đêm trăng được diễn tả qua những nét vẽ gợi hình về thiên nhiên tạo vật.
- Tác giả đã sử dụng từ “lồng lộng” để miêu tả ánh trăng bao trùm và chiếu rọi khắp không gian, tạo nên cách cảm nhận độc đáo: “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”.

- Bức tranh thiên nhiên tràn ngập sức xuân và sắc xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân cùng giao hòa, mở ra ý niệm độc đáo về niềm tin và sức sống.

b. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” thể hiện tình yêu thiên nhiên cùng niềm lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cách mạng

- “Thưởng trăng” và “bàn bạc việc quân” cùng song hành quyện hòa gợi lên mối quan hệ giữa thiên nhiên và non sông đất nước.

- Ánh trăng soi chiếu tạo nên cách cảm nhận “trăng ngân đầy thuyền”, thể hiện niềm tin tưởng, hi vọng vào chiến thắng của cách mạng.

- Con thuyền tràn ngập ánh trăng đã thể hiện chất thi sĩ và chiến sĩ trong tâm hồn nhân vật trữ tình. 

3. Kết bài

Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Đề 2

*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về “Cảnh khuya”.

- Hướng dẫn cụ thể:

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp thiên nhiên trong hai câu đầu

- Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào.

- Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu


- Ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bọc lấy những lùm hoa
=> Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm, có âm thanh, có hình sắc.

b. Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng

- Bác không ngủ:

+  Bởi thiên nhiên quá đẹp

+ Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc

=> Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc → Tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt.

3. Kết bài

Cảm nghĩ chung về bài thơ và tâm hồn Bác.