Giải câu hỏi Vận dụng trang 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo
1. Hãy lên danh sách các vật dụng cần thiết ứng phó với các tình huống nguy hiểm và đề xuất với bố mẹ trang bị cho gia đình (Ví dụ: dụng cụ phòng cháy chữa cháy, tủ thuốc y tế, găng tay làm vườn, ủng, thuốc xịt muỗi...) 2. Sưu tầm các kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cụ thể. (Ví dụ: động đất, sạt lở núi, đuối nước, cháy nổ...)
Trả lời câu hỏi phần vận dụng trang 30 SGK GDCD 6 CTST
Câu 1
Hãy lên danh sách các vật dụng cần thiết ứng phó với các tình huống nguy hiểm và đề xuất với bố mẹ trang bị cho gia đình (Ví dụ: dụng cụ phòng cháy chữa cháy, tủ thuốc y tế, găng tay làm vườn, ủng, thuốc xịt muỗi...)
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Vật dụng cần thiết để ứng phó với các tình huống nguy hiểm và đề xuất với bố mẹ trang bị cho gia đình: Bình xịt cay, dụng cụ phòng cháy, tủ y tế, găng tay làm vườn, ủng, thuốc xịt muỗi…
Câu 2
Sưu tầm các kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm cụ thể. (Ví dụ: động đất, sạt lở núi, đuối nước, cháy nổ...)
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
1. Ngộ độc thức ăn
- Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, người chăm sóc cần gây nôn cho trẻ và cho trẻ ngừng ăn ngay. Sau đó đưa đến bệnh viện để rửa dạ dày. Cần bổ sung oresol, cho trẻ ăn cháo loãng…
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Dạy trẻ có thói quen không tự ý ăn hay uống những chất lạ tránh trường hợp ngộ độc xảy ra.
- Không nên cho trẻ ăn các loại nấm lạ vì nhiều loại nấm có thể có độc.
2. Té, ngã
- Đối với trẻ nhỏ, phải luôn có người lớn chăm sóc bên cạnh khi ăn, ngủ, chơi.
- Lan can, cầu thang phải có rào hoặc thanh bảo vệ, các bậc thềm, cầu thang đủ ánh sáng, dễ đi, không để ẩm ướt, dễ trơn trượt.
- Dạy trẻ không xô đẩy nhau, không leo trèo, không chơi các trò chơi nguy hiểm.
- Hướng dẫn kiến thức về xử trí sơ cứu và phòng ngừa các tai nạn thường gặp cho người chăm sóc trẻ.
3. Bỏng
- Để các vật gây bỏng xa tầm tay trẻ, chú ý quan sát trẻ để kịp xử lý khi trẻ bị bỏng.
- Khi trẻ bị bỏng, ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh để giảm đau rát.
- Chườm vải hoặc chăn ấm vào vết thương trước sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Chú ý giữ gìn vết thương cho trẻ tránh nhiễm trùng.
4. Tai nạn do hóc sặc, ngạt thở do dị vật đường hô hấp
- Cần chú ý trẻ khi trẻ chơi.
- Để các vật sắc nhọn, vật tròn, vật có nguy cơ gây hóc, sặc ra khỏi tầm với của trẻ.
- Khi trẻ bị hóc, sặc cần lấy dị vật ra. Nếu dị vật khó lấy, cần di chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Hướng dẫn người chăm sóc cách xử lý ban đầu khi trẻ bị hóc, sặc.
5. Đuối nước
- Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm. Nếu trẻ đi tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn đi cùng.
- Dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước.
- Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải câu hỏi Vận dụng trang 30 SGK GDCD 6 Chân trời sáng tạo timdapan.com"