Câu hỏi vận dụng trang 10

Khi luyện tập bóng đá trong những ngày không khí có độ ẩm cao ,thời tiết lạnh giá cần chú ý điều gì ?


Câu 1

Trong những ngày nắng nóng, thời điểm nào thích hợp để rèn luyện bóng đá?


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1a. Nhiệt độ và độ ẩm không khí ( SGK trang 4 )

- Chú ý về thời điểm thích hợp để luyện tập bóng đá trong những ngày nắng nóng.


Lời giải chi tiết:

Trong những ngày nắng nóng, cần lựa chọn thời điểm có nhiệt độ không khí thấp hơn, giàu oxygen để luyện tập (vào sáng sớm hoặc cuối buổi chiều, nơi có nhiều cây xanh,…) để luyện tập bóng đá.



Câu 2

Khi luyện tập bóng đá trong những ngày không khí có độ ẩm cao ,thời tiết lạnh giá cần chú ý điều gì?


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1a.Nhiệt độ và độ ẩm không khí (SGK trang 4)

- Chú ý về thời điểm thích hợp khi luyện tập bóng đá trong những ngày không khí có độ ẩm cao,thời tiết lạnh


Lời giải chi tiết:

Không nên luyện tập vào các thời điểm có nhiệt độ thấp (sáng sớm,cuối buổi chiều), nơi bị gió lùa; khởi động kĩ trước khi luyện tập, đảm bảo đủ ấm cho cơ thể



Câu 3

Trình bày tác dụng và tác hại của ánh sáng mặt trời đối với cơ thể khi hoạt động TDTT


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2.Sử dụng các yếu tố của ánh sáng mặt trời để luyện tập

- Chú ý về tác dụng và tác hại của ánh sáng mặt trời đối với cơ thể khi hoạt động TDTT


Lời giải chi tiết:

- Tác dụng:

+ Thúc đẩy quá trình phát triển của xương

+ Tăng cường khả năng miễn dịch và chức năng hoạt động của não bộ, hệ tim mạch, ngăn ngừa một số bệnh tật,..

- Tác hại: Nếu hoạt động trong điều kiện ánh sáng mặt trời có cường độ cao, thời gian kéo dài sẽ có hại cho sức khỏe



Câu 4

Địa hình tự nhiên có được coi là yếu tố để rèn luyện thân thể không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 4.Sử dụng các yếu tố của địa hình tự nhiên để luyện tập

- Rút ra câu trả lời cho câu hỏi địa hình tự nhiên có được coi là yếu tố để rèn luyện thân thể không?

- Giải thích lý do  


Lời giải chi tiết:

- Địa hình tự nhiên có được coi là yếu tố để rèn luyện thân thể. Bởi vì :

+ Chạy lên dốc: Có tác dụng phát triển tần số và độ dài bước chạy

+ Chạy trên cát: Có tác dụng phát triển sức bền chung và sức mạnh,...

+ Chạy trên địa hình quanh co, khúc khuỷu : Có tác dụng rèn luyện sức bền, khả năng phản xạ và sức mạnh trong xử lý tình huống,..

+ Luyện tập ở vùng núi cao (Nơi có áp suất không khí và lượng oxygen thấp): Có tác dụng rèn luyện khả năng hô hấp, sức bền,...



Câu 5

Nêu vai trò của thức ăn và nước uống trong luyện tập và thi đấu TDTT


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1.Các chất dinh dưỡng và nước ( SGK trang 7 ) 

- Chú ý về vai trò của thức ăn và nước uống trong luyện tập và thi đấu TDTT.


Lời giải chi tiết:

- Thức ăn có vai trò quan trọng trong luyện tập và thi đấu TDTT cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bao gồm:

+ Chất đạm (protein) giúp cơ thể phát triển tốt về thể chất ( chiều cao,cân nặng ) và trí tuệ, tái tạo các tế bào chết (mọc tóc, là lành các vết thương ngoài da,..) tăng khả năng đề kháng và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

+ Chất bột đường cung cấp năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động của cơ thể ( làm việc, vận động, vui chơi,…); Chất xơ (carbohydrate) giúp ngăn ngừa bệnh táo bón và chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.

+ Chất béo (lipid) cung cấp năng lượng tích trữ dưới da ở dạng một lớp mỡ và giúp bảo vệ cơ thể đồng thời giúp hấp thụ một số vitamin cần thiết cho cơ thể.

+ Vitamin và chất khoáng giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, xương, da hoạt động bình thường; tăng sức đề kháng của cơ thể; giúp cơ thể phát triển tốt, luôn khỏe mạnh và vui vẻ. Chất khoáng giúp cho sự phát triển của xương, hoạt động cơ bắp, tổ chức hệ thần kinh, cấu tạo hồng cầu và các quá trình chuyển hóa của cơ thể.

- Nước uống có vai trò quan trọng đối với đời sống của con người. Nước là môi trường cho mọi chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể ( chuyển hóa thức ăn thành năng lượng; giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất; vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxygen đi khắp tế bào; giúp loại bỏ chất thải ), giúp điều hòa thân nhiệt, bôi trơn các khớp xương, giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng trong cơ thể.



Câu 6

 Vì sao trong luyện tập và thi đấu TDTT, cơ thể phải được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng?


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2.Ảnh hưởng của việc thừa thiếu các chất dinh dưỡng và nước (SGK trang 8)

- Chú ý về nguyên nhân vì sao cơ thể cần phải cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng


Lời giải chi tiết:

Cơ thể cần phải có đầy đủ nước và chất dinh dưỡng do vậy sự thừa hay thiếu nước và các chất dinh dưỡng đều có hại cho sức khỏe.

- Ảnh hưởng của sự thừa hay thiếu các chất dinh dưỡng:

    + Chất đạm: Thừa chất đạm sẽ dẫn đến quá trình tích lũy đạm trong cơ thể dưới dạng mỡ gây nên bệnh béo phì, bệnh huyết áp, bệnh tim mạch. Thiếu chất đạm gây nên bệnh suy dinh dưỡng ( cơ thể chậm phát triển hoặc ngừng phát triển ) .Cơ thể trở nên yếu ớt, tay chân khẳng khiu, bụng phình to, tóc mọc lưa thưa.Ngoài ra còn dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và trí tuệ kém phát triển.

    + Chất bột đường: Thừa chất bột đường sẽ làm tăng trọng lượng cơ thể, gây béo phì. Thiếu chất bột đường dẫn đến bị đói, mệt, cơ thể ốm yếu.

    + Chất béo: Thừa chất béo khiến cơ thể béo phì, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Thiếu chất béo dẫn đến thiếu năng lượng và vitamin, cơ thể ốm yếu và dễ mệt mỏi.

- Ảnh hưởng của sự mất nước: Khi cơ thể mất nước sẽ làm giảm khả năng tự làm mát, giảm thể tích máu dẫn đến làm giảm lượng máu chảy tới tim. Cơ thể mất nước còn làm mất các chất điện giải nên ảnh hưởng tới khả năng co cơ.



Câu 7

Hãy nêu biểu hiện của cơ thể khi bị mất nước.

Phương pháp giải:

- Vận dụng và tìm hiểu những kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi

- Đưa ra được các biểu hiện của cơ thể khi bị mất nước


Lời giải chi tiết:

Một số biểu hiện của cơ thể khi bị mất nước: Khát nước, cảm thấy nhức đầu, chóng mặt hay bị choáng váng, đánh trống ngực, tiểu ít, khô miệng, nước tiểu có màu vàng đậm và đặc, yếu cơ, da khô, đói và thèm đồ ngọt,…



Câu 8

Kể tên một số chất dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày của bản thân.

Phương pháp giải:

Vận dụng những hiểu biết thực tế của bản thân về một số chất dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày


Lời giải chi tiết:

+ Chất béo: mỡ động vật, dầu thực vật, các loại hạt (lạc, vừng, …), …

+ Chất đạm: đạm động vật (thịt, cá, trứng, tôm, cua, …) và đạm thực vật (đậu xanh, đậu nành, hạt vừng, hạt hướng dương, …)

+ Chất bột đường: gạo, ngô, khoai sắn, …


Bài giải tiếp theo