Giải câu 9 trang 21 SBT địa 12

Giải câu 9 trang 21 sách bài tập Địa lí 12, Dựa vào bảng số liệu sau:


Đề bài

Dựa vào bảng số liệu sau:

(Đơn vị: 0C)

 

a, Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:

b, Giải thích:

- Tại sao nhiệt độ trung bình năm lại tăng dần từ Bắc vào Nam?

- Tại sao nhiệt độ trung bình tháng I ở các địa điểm lại chênh lệch ít hơn nhiệt độ trung bình tháng VII?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Kĩ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu.

Lời giải chi tiết

a) Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:

Nhiệt độ có sự tăng dần từ Bắc vào Nam

- Nhiệt độ trung bình năm: Hà Nội (21,20C) thấp hơn 5,90C so với TP. Hồ Chí Minh (27,10C)

- Nhiệt độ trung bình tháng I: Hà Nội (16,40C) thấp hơn 9,40C so với TP. Hồ Chí Minh (25,80C)

- Nhiệt độ trung bình tháng VII ở các địa điểm ít chênh lệch từ Bắc vào Nam, đều ở ngưỡng 27-290C

  b) Giải thích:

 - Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam do: Càng vào Nam tác động của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô) càng suy yếu và càng vào Nam càng gần xích đạo hơn nên góc nhập xạ lớn hơn khiến lượng nhiệt nhận được lớn hơn.

- Nhiệt độ trung bình tháng I ở các địa điểm chênh lệch ít hơn nhiệt độ trung bình tháng VII vì:

+ Tháng I: Miền Bắc chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô) nên nhiệt độ thấp <180C: Lạng Sơn (13,30C), Hà Nội (16,40C). Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc (khô, nóng) cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế nên các địa điểm phía Nam vẫn có nền nhiệt cao >200C: Đà Nẵng (21,30C), TP Hồ Chí Minh (25,80C).

+ Tháng VII: Cả nước đều chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) tính chất nóng, ẩm nên nhiệt độ có sự đồng nhất cao hơn.