Bài VII.3, VII.4, VII.5 trang 119 SBT Vật Lí 12
Giải bài VII.3, VII.4, VII.5 trang 119 sách bài tập vật lí 12. Chỉ ra phát biểu sai.
VII.3
Chỉ ra phát biểu sai.
Hạt nhân hiđrô \({}_1^1H\)
A. có điện tích \( + e\)
B. không có độ hụt khối
C. có năng lượng liên kết bằng \(0\)
D. kém bền vững nhất
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về cấu tạo hạt nhân
Lời giải chi tiết:
Hạt nhân hiđrô \({}_1^1H\)
+ Có điện tích \( + e\)
+ Không có độ hụt khối
+ Có năng lượng liên kết bằng \(0\)
Chọn D
VII.4
Trong một phản ứng hạt nhân có sự bảo toàn
A. khối lượng B. số nuclon
C. số nơtron D. số prôtôn
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về phản ứng hạt nhân
Lời giải chi tiết:
Trong phản ứng hạt nhân có:
+ Bảo toàn số nuclon
+ Bảo toàn điện tích
+ Bảo toàn năng lượng
+ Bảo toàn động lượng
Chọn B
VII.5
Một mẫu chất phóng xạ nguyên chất ban đầu có \({N_0}\) hạt nhân. Chu kì bán rã của chất này là \(T.\) Sau khoảng thời gian \(t = 1,5T,\) kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa bị phân rã của mẫu chất phóng xạ này là
A. \(\dfrac{{{N_0}}}{{2,5}}\) B. \(\dfrac{{{N_0}}}{3}\)
C. \(\dfrac{{{N_0}}}{{2\sqrt 2 }}\) D. \(\dfrac{{{N_0}}}{{1,5}}\)
Phương pháp giải:
Sử dụng định luật phóng xạ: Số hạt nhân phóng xạ còn lại sau thời gian \(t\) là \(N = \dfrac{{{N_0}}}{{{2^{\dfrac{t}{T}}}}}\)
Lời giải chi tiết:
Số hạt nhân phóng xạ còn lại sau thời gian \(t\) là \(N = \dfrac{{{N_0}}}{{{2^{\dfrac{t}{T}}}}} = \dfrac{{{N_0}}}{{{2^{\dfrac{{1,5T}}{T}}}}} = \dfrac{{{N_0}}}{{2\sqrt 2 }}\)
Chọn C
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Bài VII.3, VII.4, VII.5 trang 119 SBT Vật Lí 12 timdapan.com"