Giải bài tập Thực hành viết trang 66 vở thực hành ngữ văn 6

Việc ghi biên bản về một cuộc họp, thảo luận hoặc về một vụ việc có các ý nghĩa sau:


Bài tập 1

Bài tập 1 (trang 66, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Việc ghi biên bản về một cuộc họp, thảo luận hoặc về một vụ việc có các ý nghĩa sau:

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức viết biên bản về một cuộc họp, thảo luận hoặc một vụ việc.

Lời giải chi tiết:

Biên bản là một loại của văn bản nhật dụng, dùng để ghi chép về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc, giúp ta nắm bắt được đầy đủ, chính xác nội dung sự việc đã diễn ra. Nó được lưu lại như một hồ sơ, lúc cần được đưa ra như bằng chứng để đánh giá một vụ việc, vấn đề nào đó. Biên bản đòi hỏi được viết đúng thể thức, theo một quy cách riêng.


Bài tập 2

Bài tập 2 (trang 66, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Những thông tin không thể thiếu trong biên bản về một cuộc họp, thảo luận hoặc về một vụ việc

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức viết biên bản về một cuộc họp, thảo luận hoặc một vụ việc.

Lời giải chi tiết:

- Viết phần mở đầu theo đúng thể thức.

- Viết phần chính của biên bản dựa theo trình tự hợp lí cần có trong cuộc họp, thảo luận với những nội dung cụ thể (có đánh số rõ ràng).

- Viết chi tiết về những nội dung quan trọng của cuộc họp, thảo luận như kế hoạch triển khai, giải pháp dự kiến, phân công công việc.

- Thuật lại đầy đủ các ý kiến đi vào trọng tâm của buổi họp, thảo luận, nhất là những ý kiến có giá trị. 

- Viết đầy đủ nội dung kết luận của người chủ trì.

- Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, thảo luận và viết đầy đủ họ tên của người có trách nhiệm kí vào biên bản.


Bài tập 3

Bài tập 3 (trang 66, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Hình dung của em về nội dung chính cúa biên bản xử lí một vụ bắt nạt trong lớp học.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức viết biên bản về một cuộc họp, thảo luận hoặc một vụ việc.

Lời giải chi tiết:

Nội dung sinh hoạt: Xử lí trường hợp bạn A bắt nạt bạn B trong lớp

1. GVCN và lớp trưởng T đứng lên tổ chức cả lớp tìm ra biện pháp xử lí

Sau khi hoạt động thảo luận, tổ trưởng các tổ đưa ra ý kiến và được tổng hợp lại như sau:

1. GVCN đưa ra hình thức xử phạt với B.

2. Tìm hiểu nguyên nhân của vụ bắt nạt

3. Thông báo đến phụ huynh của hai bạn.

4. Tuyên truyền tránh bạo lực học đường

2. Kết luận: Lớp trưởng tổng kết lại những nội dung chính đã được thống nhất.

Cuộc họp kết thúc vào hồi ….., ngày ……….


Bài tập 4

Bài tập 4 (trang 67, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Việc tóm tắt một văn bản đơn giản bằng sơ đồ phải đảm bảo các yêu cầu chính sau:

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức viết biên bản về một cuộc họp, thảo luận hoặc một vụ việc.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ

- Làm nổi bật được nội dung chủ yếu của văn bản.

- Làm sáng tỏ được những mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản.

- Bảo đảm tính trực quan, thẩm mĩ, gây được ấn tượng tích cực về mặt thị giác để có thể hỗ trợ cho trí nhớ.


Bài tập 5

Bài tập 5 (trang 67, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Cùng tóm tắt một văn bản bằng sơ đồ, những người khác nhau đưa ra những sơ đồ khác nhau. Điều đó cho thấy:

Phương pháp giải:

Trả lời theo ý hiểu của mình và đưa ra lí giải hợp lí.

Lời giải chi tiết:

- Cách nhìn nhận nội dung và khả năng nắm bắt nhanh những thông tin chủ yếu của văn bản, bao quát mối quan hệ giữa các bộ phận (các đoạn) trong văn bản của mỗi người khác nhau.

- Sự sáng tạo trong cách tóm tắt và trình bày sẽ đưa ra những sơ đồ khác nhau.


Bài tập 6

Bài tập 6 (trang 67, VTH Ngữ văn 6, tập 2)

Chọn một văn bản thông tin đơn giản em gặp trên báo hàng ngày (báo in hoặc báo điện tử) và tóm tắt nó bằng sơ đồ

Phương pháp giải:

Lựa chọn một văn bản thông tin và tóm tắt.

Lời giải chi tiết:

Văn bản “Trái Đất – cái nôi của sự sống”.