Giải bài tập Đi lấy mật trang 8 vở thực hành ngữ văn 7
Mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích:
Bài tập 1
Bài tập 1 (trang 8 VTH Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
Mối quan hệ giữa các nhân vật trong đoạn trích:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lại văn bản và xác nhận mối quan hệ giữa các nhân vật
Lời giải chi tiết:
- Các nhân vật: Cò, tía nuôi, má nuôi của An, An → An là con nuôi trong gia đình Cò.
- Mối quan hệ của bốn nhân vật trong đoạn trích rất gắn bó, thân thiết và thoải mái giống như một gia đình thực thụ.
Bài tập 2
Bài tập 2 (trang 8 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Các chi tiết tiêu biểu miêu tả nhân vật tía nuôi của An trong đoạn trích Đi lấy mất và đặc điểm của nhân vật:
- Chi tiết tiêu biểu:
- Đặc điểm của nhân vật:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý những chi tiết miêu tả hành động và cử chỉ của tía nuôi An
Lời giải chi tiết:
- Chi tiết tiêu biểu: Tía nuôi của An không những là một người con thực thụ của rừng già, là người lấy mật giỏi mà còn là một người cha tinh tế, người trụ cột gia đình vững chãi.
-Đặc điểm của nhân vật:
+ “Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sau bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.”
+ “Thôi, dừng lại nghỉ một lát. Bao giờ thằng An đỡ mệt, ăn cơm xong hẵng đi!”
+ “Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu!”
Bài tập 3
Bài tập 3 (trang 9 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Đọc các đoạn văn miêu tả cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh trong đoạn trích Đi lấy mật và điền thông tin phù hợp vào các mục dưới đây:
1. Cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật:
2. Các chi tiêu miêu tả buổi ban mai, nắng và gió, các loài vật, cây cối trong rừng U Minh (SGK tr.18 – 19, tr.20 - 21)
- Buổi ban mai:
- Nắng và gió:
- Các loài vật:
- Cây cối:
3. Nhận xét về khả năng quan sát và cảm nhận thiên nhiên của nhân vật An:
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lại văn bản đoạn miêu tả cảnh sắc rừng U Minh để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
1. Cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật:qua cái nhìn của An.
2. Các chi tiêu miêu tả buổi ban mai, nắng và gió, các loài vật, cây cối trong rừng U Minh (SGK tr.18 – 19, tr.20 - 21)
- Buổi ban mai: đất rừng yên tĩnh
- Nắng và gió: Nắng bắt đầu lên, gió bắt đầu thổi rao rao theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng.
- Các loài vật: Đa dạng, nhiều hoạt động, sinh động và rất đẹp.
- Cây cối: Đa dạng, biết bao nhiêu cây.
3. Nhận xét về khả năng quan sát và cảm nhận thiên nhiên của nhân vật An: là một câu bé nhỏ con, hồn nhiên, vô tư, ham học hỏi, chưa từng đi rừng, kiến thức cậu biết chỉ ở trên sách vở.
Bài tập 4
Bài tập 4 (trang 9 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Đọc đoạn văn từ Tía nuôi tôi đi trước đến Nó tới liền bây giờ trong SGK (tr.19 - 20) và thực hiện các yêu cầu:
1. Nhân vật Cò được khắc hoạ qua các chi tiết tiêu biểu:
2. Các chi tiết trên cho thấy nhân vật Cò sinh ra và lớn lên ở:
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn từ Tía nuôi tôi đi trước đến Nó tới liền bây giờ trong SGK (tr.19 - 20) để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
1. Nhân vật Cò được khắc hoạ qua các chi tiết tiêu biểu:Cò là một cậu bé rất khoẻ khoắn, “đội cái thúng to tướng”, đi cả một quãng đường dài trong rừng nhưng “coi bộ chưa thấm tháp gì”, nó có cặp chân như bộ giò nai, lội rừng suốt ngày. Hơn hết, Cò còn rất am hiểu thiên nhiên rừng U Minh.
2. Các chi tiết trên cho thấy nhân vật Cò sinh ra và lớn lên ở:Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước thuộc miền Tây Nam Bộ.
Bài tập 5
Bài tập 5 (trang 10 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Đọc đoạn văn từ Tôi ngồi nhìn lên kèo ong đến như vùng U Minh này cả trong SGK (tr.23) và điền các thông tin phù hợp:
1. Những cách nuôi ong trên thế giới mà An biết:
- Người La Mã:
- Người Mễ Tây Cơ:
- Người Ai Cập:
- Ở Phi châu:
- Ở Tây Âu:
2. Nhận xét về sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng rừng U Minh:
Phương pháp giải:
Đọc đoạn văn từ Tôi ngồi nhìn lên kèo ong đến như vùng U Minh này cả trong SGK (tr.23) để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
1. Những cách nuôi ong trên thế giới mà An biết:
- Người La Mã: nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vòng quanh miệng, quanh đáy.
- Người Mễ Tây Cơ: làm tổ nuôi ong bằng đất nung, như một cái ống có hai cái loa hai đầu.
- Người Ai Cập: nuôi ong trong những tổ bằng sành, hình ống dài, xếp chồng lên nhau, đặt trên bãi cỏ.
- Ở Phi châu: người ta đục ruỗng một khúc thân cây, vít kín hai đầu, chỉ thừa một lỗ khoét nho nhỏ cho ong ra vào, treo lên bằng một đoạn dây nhỏ có mấu.
- Ở Tây Âu: tổ ong lại lợp, bện bằng rơm đủ kiểu.
2. Nhận xét về sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng rừng U Minh: Ở U Minh tổ ong hình nhánh kèo khác biệt.
Bài tập 6
Bài tập 6 (trang 10 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Điền nội dung phù hợp với các cột trong bảng dưới đây:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý những chi tiết miêu tả nhân vật An
Lời giải chi tiết:
Bài tập 7
Bài tập 7 (trang 11 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Ấn tượng của em về con người và rừng phương Nam:
Ấn tượng về con người phương Nam:
Ấn tượng về rừng phương Nam:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, nêu cảm nhận của em
Lời giải chi tiết:
- Đọc đoạn trích, em thấy
+ Ấn tượng về con người phương Nam: thuần hậu, chất phác, …
+ Ấn tượng về rừng phương Nam: mang một vẻ đẹp phong phú, sống động.
Bài tập 8
Bài tập 8 (trang 11 VTH Ngữ văn lớp 7, Tập 1)
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và chọn một chi tiết mà em cho là thú vị để trình bày cảm nhận của bản thân
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Trong đoạn trích “Đi lấy mật”, chi tiết người dân vùng U Minh “thuần hóa” ong rừng là một chi tiết thú vị. Trong khi các nơi khác nuôi ong bằng những chiếc tổ nhân tạo bằng những vật liệu khác nhau như tổ bằng đồng hình chiếc vại, tổ bằng đất nung, tổ bằng sành… thì người dân vùng U Minh nuôi ong kiểu tổ hình nhánh kèo. Vì biết tập tính của loài ong rừng, họ biết rằng không phải ngẫu nhiên mà ong đóng trên một cành cây nào đó nên họ đã định sẵn cho chúng một nơi để đóng tổ. Qúa trình dựng tổ cho ong cũng rất tỉ mỉ vì chúng không đóng chỗ rợp, ong chúa thì kị, không bao giờ đóng tổ ở những nơi còn mùi sắt của con dao chặt kèo. Sự độc đáo, mới lạ trong cách nuôi ong rừng đã khiến nơi đây trở nên khác biệt, không nơi nào xứ nào giống như vậy.
Bài tham khảo 2:
Trong đoạn trích Đi lấy mật thì những hình ảnh, những khám phá của cậu bé An khi theo tía nuôi và Cò vào trong rừng để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Hiện lên trên những cuộc trò chuyện, những bài học kinh nghiệm mà An rút ra được chính là khung cảnh bình yên của ba người sau khoảng thời gian mệt mỏi. Họ cùng nhau ngồi ăn, thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên dưới một gốc cây tràm. Bức tranh thiên nhiên với cả nhạc và họa như tô điểm thêm vẻ đẹp vốn có của rừng già. Nơi đây có những bóng cây nghiêng nghiêng, có những con gầm gì, những chú vẹt,…. Khung cảnh người và thiên nhiên thật hòa hợp, yên bình.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải bài tập Đi lấy mật trang 8 vở thực hành ngữ văn 7 timdapan.com"