Giải bài tập Cuộc chạm trán trên đại dương trang 20 vở thực hành ngữ văn 7
Những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.
Bài tập 1
Bài tập 1 trang 20 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản để tìm câu trả lời
Lời giải chi tiết:
- Hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình:
+ “một vật dài màu đen nổi lên mặt nước.”
+ “đuôi nó quẫy mạnh làm mặt nước sủi bọt”
+ “con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.”
+ “con cá dài khoảng tám mươi mét”
+ “nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều”
Bài tập 2
Bài tập 2 trang 20 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Nơi ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len phiêu lưu sau cuộc Chạm trán trên đại dương:
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản để tìm câu trả lời
Lời giải chi tiết:
- Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật vào cuộc phiêu lưu trong không gian bên trong chiếc tàu ngầm.
- Đây là một không gian xa lạ đối với cả ba người.
Bài tập 3
Bài tập 3 trang 20 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Ước mơ của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông thể hiện qua nhan đề tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển:
Ngày nay việc hiện thực hóa ước mơ đó được thể hiện qua:
Phương pháp giải:
Em đọc văn bản để tìm câu trả lời
Lời giải chi tiết:
- Nhan đề thể hiện ước mơ của Giuyn Véc – nơ và những người cùng thời với ông. Đó là ước mơ về việc chinh phục đại dương của con người.
- Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hoá rất nhanh chóng nhờ những phát minh vĩ đại và sự dũng cảm, lòng đam mê khám phá của con người.
Bài tập 4
Bài tập 4 trang 20 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Cơ sở hiện thực để nhà văn sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm Nau-ti-luýt:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Nhà văn sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên trên mong muốn khát khao muốn chinh phục đại dương của mình.
Bài tập 5
Bài tập 5 trang 21 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ có tác dụng:
+ Khiến cho lời kể trở nên khách quan, chân thực.
+ Thể hiện một cách rõ nhất cuộc chạm chán trên đại dương vì người kể chuyện có tham gia trong chuyến hành trình đó.
Bài tập 6
Bài tập 6 trang 21 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A – rôn – nác về chiếc tàu ngầm nằm trong đoạn từ:
Đến:
Những câu văn thể hiện tư duy lô – gic đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn trích:
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn kể lại những phán đoán của giáo sư về chiếc tàu cũng như vận dụng những hiểu biết của bản thân về truyện khoa học viễn tưởng để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A – rôn – nác về chiếc tàu ngầm nằm trong đoạn từ Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao…. Đến thì đó là điều đáng suy nghĩ!
Những câu văn thể hiện tư duy lô – gíc đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi – e A – rôn – nác:
+ “Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao? Nếu vậy thì tôi phải xếp quái vật này vào loại bò sát như rùa hay cá sấu!”
+ “Nhưng không! Cái lưng đen bóng, nơi tôi đang đứng nhẵn thín, phẳng lì chứ không có vảy. Gõ xuống, nó kêu boong boong, và lạ thay, nó lại được ghép lại bằng thép lá.”
+ “Không còn nghi ngờ gì nữa! Cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là hiện tượng kì lạ của thiên nhiên, cái đã làm cho cả giới bác học bế tắc, đã kích động óc tưởng tượng của các thuỷ thủ ở cả hai bán cầu, lại là một hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay con người tạo ra.”
+ “Nếu như tôi có may mắn xác định được sự tồn tại của một động vật kì quái nhất, tôi cũng chẳng ngạc nhiên tới mức ấy. Việc thiên nhiên tạo ra những điều kì diệu … siêu nhiên, lại do thiên tài con người tạo ra, thì đó là điều đáng suy nghĩ!”
Bài tập 7
Bài tập 7 trang 21 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Đề tài của tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển:
Đề tài đó có còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả ngày nay hay không?
Có? Không?
Lí do:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Đề tài của tác phẩm là: khám phá đại dương.
- Hiện nay, đề tài đó vẫn còn đang được nhận được sự quan tâm của con người vì ngày nay các nhà khoa học đã phát minh ra những thiết bị có thể khám phá nơi này.
Bài tập 8
Bài tập 8 trang 21 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Những việc con người cần làm để vừa chinh phục đại dương vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường biển:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Con người cầm phải tìm hiểu thật kĩ về vị trí nơi mình khám phá trước khi đi chinh phục.
- Chúng ta có thể khám phá con vật dưới đại dương bằng nhiều cách khác nhau: cho thiết bị ra đa xuống dưới, gắn chip vào những con động vật lớn, có sức sống lâu bền, …
Bài tập 9
Bài tập 9 trang 22 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể tiếp theo tưởng tượng của em về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn đầu đủ về mặt kết cấu, phù hợp nội dung.
Lời giải chi tiết:
Chúng tôi ngay lập tức đứng trước toàn bộ những người trong tàu, trong số đó có thuyền trưởng – chỉ huy con tàu ngầm. Ông ta tra hỏi tên và danh tính của chúng tôi một hồi lâu nhưng chúng tôi không dễ dàng để trả lời. Cuối cùng, ông ta cũng kể về chiếc tàu ngầm và nguyên nhân tại sao lại có sự xuất hiện của nó. Hiểu được toàn bộ câu chuyên, chúng tôi cảm thấy vừa bàng hoàng, lại rất tò mò muốn biết chiếc tàu ngầm hoạt động như thế nào. Chúng tôi thỉnh cầu thuyền trưởng, ông ta cùng cả đoàn người liền cho khởi chạy chiếc tàu ngầm.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải bài tập Cuộc chạm trán trên đại dương trang 20 vở thực hành ngữ văn 7 timdapan.com"