Giải Bài tập 6 trang 5,6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc lại văn bản Bánh chưng, bánh giầy (từ Nhỏ vua bèn gọi các con lại đến đem về lễ Tiên Vương) trong SGK (tr. 22) và trả lời các câu hỏi
Trả lời câu hỏi bài tập 6 SBT trang 5,6 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, tập 2
Đọc lại văn bản Bánh chưng, bánh giầy (từ Nhỏ vua bèn gọi các con lại đến đem về lễ Tiên Vương) trong SGK (tr. 22) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Nêu chi tiết có thể giúp người đọc biết được câu chuyện xảy ra vào thời kì nào trong lịch sử dân tộc. Em đã học truyền thuyết nào cùng kể về thời kì lịch sử này?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản Bánh chưng, bánh giầy (từ Nhỏ vua bèn gọi các con lại...đem về lễ Tiên Vương) trong SGK (tr. 22) và tham khảo các truyền thuyết đã học trong SGK
Lời giải chi tiết:
Chi tiết “Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương ta đều đánh đuổi được” đã giúp ta biết được câu chuyện xảy ra vào thời kì các Vua Hùng dựng nước. Truyền thuyết Thánh Gióng cũng kề về thời kì này.
Câu 2
Đoạn trích cho biết về thử thách nào được đặt ra trước những người con của Vua Hùng? Ý đồ sâu xa của Vua Hùng khi đặt ra thử thách ấy là gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản Bánh chưng, bánh giầy (từ Nhỏ vua bèn gọi các con lại đến đem về lễ Tiên Vương) trong SGK (tr. 22) và xác định thử thách đuộc đặt ra
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích cho biết một thứ thách được đặt ra trước những người con của Vua Hùng: tìm dáng lễ vật cúng Tiên vương có thế làm vừa ý vua cha để được truyền ngôi. Ý đồ sâu xa của Vua Hùng khi đặt ra thử thách ấy là làm sao xác định được người biết nối chí mình trước trọng trách dựng nước, giữ nước, đưa lại cảnh thái bình cho thiên hạ.
Câu 3
Sự việc được kế trong đoạn trích có ý nghĩa như thế nào đối với toàn bộ diễn biến của câu chuyện?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản Bánh chưng, bánh giầy (từ Nhỏ vua bèn gọi các con lại đến đem về lễ Tiên Vương) trong SGK (tr. 22)
Lời giải chi tiết:
Sự việc được kể trong đoạn trích có ý nghĩa mấu chốt mà tất cả những diễn biến tiếp theo của câu chuyện đều xuất phát từ đó.
Câu 4
Qua tình huống được kể trong đoạn trích, trên cơ sở liên hệ với truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, hãy nêu nhận xét của em về cách mà truyền thuyết thường sử dụng để làm nổi bật đặc điểm, phẩm chất của các nhân vật chính trong truyện.
Phương pháp giải:
Đoạn đạon trích và liên hệ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để đưa ra nhận xét
Lời giải chi tiết:
Thử thách đặt ra cho các lang (con trai vua) được kế trong đoạn trích gợi nhớ thử thách đặt ra cho người nào muốn làm con rể Vua Hùng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Qua điểm giống nhau này giữa hai truyện, có thể thấy truyền thuyết thường xây dựng những tình huống gay cấn đòi hỏi nhân vật phải thực sự bộc lộ tài trí, phẩm chất hơn người của mình. Người vượt qua nó sẽ trở thành anh hùng trong sự tôn vinh của cộng đồng.
Câu 5
Thánh Gióng, Sơn Tinh, Lang Liêu đều là những anh hùng, xuất hiện để đáp ứng các đòi hỏi lớn lao của đời sống dân tộc. Theo em, các đòi hỏi lớn lao đó là gì?
Phương pháp giải:
Đọc 3 truyện Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Bánh chưng, bánh giầy để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Thánh Gióng (trong truyện Thánh Gióng), Sơn Tinh (trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh) và Lang Liêu (trong truyện Bánh chưng, bánh giầy) đều được xem là những anh hùng trong cảm nhận và suy nghĩ của người Việt. Thánh Gióng sinh ra để đáp ứng yêu cầu chóng giặc ngoại xâm; Sơn Tinh xuất hiện để thực hiện công cuộc chế ngự, chính phục thiên nhiên; còn Lang Liêu có mắt với tư cách là người góp công tạo dựng nền văn hoá riêng, đặc sắc của cộng đồng người Việt thời xưa.
Câu 6
Theo những gì được gợi lên từ đoạn trích, hãy cho biết tầm quan trọng của những hoạt động sáng tạo trong cuộc sống đời thường của một cộng đồng dân tộc.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đọa trích và liên hệ thực tiễn
Lời giải chi tiết:
Những phát minh, sáng chế trong cuộc sống của một cộng đồng dân tộc có ý nghĩa vô cùng lớn. Chính chúng sẽ góp phần làm nên và định hình bản sắc của một dân tộc, giúp nó tồn tại mãi với thời gian.
Câu 7
Liệt kê những từ có yếu tố hậumang nghĩa như từ hậutrong câu:"Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên Vương".
Phương pháp giải:
Vận dụng từ đồng âm cùng nghĩa để trả lời
Lời giải chi tiết:
Từ hậu được chú thích ở SGK (tr. 22) là chỉ sự đầy đặn, thường nói về lễ vật, ơn nghĩa, phúc đức,... Có thể nêu những từ chứa yếu tố hđu mang nghĩa này như: hậu ý (ý tốt), hậu đãi (tiếp đãi một cách chu đáo, đầy trân trọng), hậu vị (vị ngon),...
Câu 8
Nêu cách hiểu của em về từ nối, từ đó, giải thích nghĩa của cụm từ nối chí trong đoạn trích trên.
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ, cách hiểu của bản thân
Lời giải chi tiết:
Từ nối có nghĩa là làm liền lại với nhau, chấp lại với nhau hay tiếp vào nhau làm cho liền mạch, liên tục. Từ cách giải thích này, có thể hiểu nối chí là tiếp tục duy trì ý chí, nguyện vọng của người ổi trước trong hành động.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài tập 6 trang 5,6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"