Giải Bài tập 2 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản Trí thông minh nhân tạo trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 71 - 73) và trả lời các câu hỏi:
Đọc lại văn bản Trí thông minh nhân tạo trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 71 - 73) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
“Năm 2008, một máy tính cá nhân có khả năng xử lí khoảng 10 tỉ lệnh mỗi giây. Nhiều quá. Nhưng chừng ấy chỉ bằng tốc độ xử lí của não một con cá nhỏ. Cho đến năm 2040, theo lí thuyết, các bộ não máy có thể xử lí gần 100 nghìn tỉ lệnh mỗi giây”. Những số liệu được nhắc tới trong các câu trên có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu văn, chú ý các số liệu nhắc đến để chỉ ra tác dụng.
Lời giải chi tiết:
Các số liệu này nhấn mạnh tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng, đáng kinh ngạc của bộ não máy tính.
Câu 2
Câu 2 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Theo tác giả, trí thông minh nhân tạo gồm những loại nào? Mỗi loại có những khả năng gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra các loại của trí thông minh nhân tạo. Nhận xét về khả năng của mỗi loại.
Lời giải chi tiết:
Ở đây, có thể thấy, tác giả đã chia trí tuệ nhân tạo thành hai nhóm: Ai yếu có khả năng vận hành theo chuỗi logic, nhằm bổ sung cho trí tuệ loài người. Ai mạnh có khả năng tự học hỏi, phản ứng lại những sự kiện bất ngờ, nhờ vậy có thể thay thế trí tuệ con người trong những hoạt động phức tạp như chẩn đoán bệnh, phẫu thuật, lập kế hoạch, đối phó với tội phạm,...
Câu 3
Câu 3 (trang 15, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn hiểu như thế nào về nhận định: “Internet đã và đang ngẫu nhiên nuôi dưỡng một dạng thức hỗn loạn tự tổ chức: một thị trường đặc biệt hiệu quả cho những ý tưởng, danh tiếng và thông tin vẫn được gọi là trí thông minh tổng hợp, và từ đây, AI có thể hình thành”?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại văn bản để đưa ra cách hiểu về nhận định.
Lời giải chi tiết:
Tác giả muốn đề cập đến vai trò của internet như là một môi trường và điều kiện phù hợp dẫn đến sự ra đời và phát triển của trí tuệ nhân tạo (mạng lưới thông tin đa dạng, đến từ nhiều nguồn của internet chính là cơ sở tạo nên trí thông minh tổng hợp, tiền đề của trí tuệ nhân tạo).
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài tập 2 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức timdapan.com"