Giải Bài tập 1 trang 25 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Đọc lại Chùm ca dao về quê hương đất nước trong SGK (tr. 90 ~ 91) và trả lời các câu hỏi
Trả lời câu hỏi bài tập 1 trang 25 SBT Văn 6 Kết nối tri thức
Đọc lại Chùm ca dao về quê hương đất nước trong SGK (tr. 90 ~ 91) và trả lời các câu hỏi
Câu 1
Chỉ ra những đặc điểm về cách phối thanh và ngắt nhịp của thơ lục bát được thể hiện trong hai dòng đầu của bài ca dao số 1
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai dòng đầu bài ca dao số 1
Lời giải chi tiết:
Những đặc điểm của thơ lục bát về cách phối thanh, ngắt nhịp được thể hiện trong hai dòng đầu của bài ca dao số 1 như sau:
- Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng (đà, gà, Xương) còn tiếng thứ tư là thanh trắc (trúc, Võ). Trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng vì tiếng thứ sáu là thanh huyền (gà) nên tiếng thứ tám là thanh ngang (Xương).
- Nhịp: Cả 2 dòng thơ đều ngắt nhịp chẵn 2/2/2.
Gió đưa/ cành trúc/la đà
Tiếng chuông/ Trấn Võ/ canh gà/ Thọ Xương.
Câu 2
Nêu những địa danh được nhắc đến trong bài ca dao số 1. Theo em, việc liệt kê hàng loạt các địa danh nổi tiếng đó nhằm mục đích gì?
Phương pháp giải:
Nêu và xác định mục đích
Lời giải chi tiết:
Bài ca dao số 1 nhắc đến những địa danh: Trấn Võ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ.
Việc liệt kê hàng loạt các địa danh nổi tiếng đó nhằm thế hiện niềm yêu mến, tự hào về quê hương đất nước - tự hào vì Hồ Tây đẹp không chỉ bởi cảnh sắc thiên nhiên mà còn bởi truyền thống văn hoá lâu đời tự hào về con người nơi đây đã góp sức để xây dựng, gìn giữ về đẹp của vùng đất Thăng Long. Hầu hết những địa danh đó đều in dấu ấn lịch sử - văn hoá nổi bật.
Câu 3
Bài ca dao số 1 còn có một dị bản như sau:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương
Thuyền về xuôi mái dòng Hương
Biết đâu tâm sự đôi đường đắng cay?
Hiện tượng này tồn tại khá phổ biến trong ca dao. Hãy nêu một trường hợp tương tự
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tế
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng dị bản xuất hiện khá phổ biến trong ca dao nói riêng và văn học dân gian nói chung. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là bởi văn học dân gian là sản phẩm sáng tác mang tính tập thể; tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng. Em có thể nêu một vài trường hợp:
- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Có dị bản:
Đường vô xứ Huế quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
- Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gột đầu khen ngon.
Có dị bản:
Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gặt gù khen ngon.
Câu 4
Theo em, trong bài ca dao số 2, nếu thay từ ai bằng từ em hoặc từ anh thì giá trị biểu đạt có thay đổi không?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài ca dao và nêu suy nghĩ
Lời giải chi tiết:
Trong bài ca dao số 2, nếu thay từ ai bằng từ em hoặc từ anh thì giá trị biểu đạt sẽ thay đối. Ai là đại từ phiếm chỉ làm tăng tính khái quát cho đối tượng được nói đến, bài ca dao do vậy là một lời mời gọi mọi người cùng đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp của xứ Lạng
Câu 5
Em hãy kể tên một bài ca dao khác cùng viết về xứ Lạng
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân và những kiến thức sẵn có
Lời giải chi tiết:
Có một bài ca dao nổi tiếng khác cũng viết về xứ Lạng, vùng đất được nói đến trong bài ca dao số 2:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lửa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.
Câu 6
Bài ca dao số 3 ca ngợi vùng đất nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài ca dao số 3
Lời giải chi tiết:
Bài ca dao số 3 ca ngợi vẻ đẹp của xứ Huế. Ta có thể biết được điều đó dựa vào các địa danh mà tác giả dân gian nhắc đến: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sinh,...
Câu 7
Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong chùm ca dao về quê hương đất nước
Phương pháp giải:
Đọc và chỉ ra các từ láy
Lời giải chi tiết:
Các từ láy được sử dụng trong Chùm ca dao về quê hương đất nước: la đà, mịt mù (bài ca dao số 1), lờ đờ (bài ca dao số 3). Các từ láy đó đã góp phần làm cho các bài ca dao sinh động, hấp dẫn, gợi hình, gợi cảm.
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Giải Bài tập 1 trang 25 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống timdapan.com"